NGỮ VĂN 6 BÀI 6: CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG - KẾT NỐI TRI THỨC

 BÀI 6: CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG

Soạn văn bài: Thánh Gióng

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

- Ví dụ về người anh hùng: 

+ Nguyễn Trãi: Ông là một nhà chính trị, nhà văn, người đã tham gia tích cực khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh, …. 

+ Anh Nguyễn Ngọc Mạnh: dũng cảm đỡ bé 3 tuổi rơi từ tầng 12 chung cư vào ngày 28/2/2021. 

Câu 2 (trang 6 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Trang trí bản giới thiệu về người anh hùng bằng tranh vẽ gồm các nội dung: tên, phẩm chất, chiến công. 

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Hình dung: Hình dáng, sức mạnh của chủ nhân vết chân to tướng.  

Một người có hình dáng to lớn hơn người bình thường, có sức mạnh, nhiều phép lạ. 

2. Theo dõi: Lời của chú bé ba tuổi có gì đặc biệt? 

- Chú bé nhờ sứ giả tâu với vua đúc cho em ngựa sắt, áo giáp sắt và roi sắt để đi đánh giặc. 

- Điều đặc biệt ở chỗ: 3 tuổi đã đòi đi đánh giặc. 

3. Hình dung: Cảnh bà con hàng xóm góp gạo thóc nuôi chú bé. 

- Bà con hàng xóm vui vẻ gom góp gạo thóc để nuôi chú bé vì ai cũng mong chú bé giết giặc cứu nước. 

4. Tưởng tượng: Miếu thờ ban đầu trông như thế nào? 

- Miếu thờ có tượng Thánh Gióng, có ngựa sắt, roi sắt, những khóm tre,… 

* Sau khi đọc

1. Thể loại: Truyền thuyết.

2. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến nằm đấy): Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng.

- Phần 2 (tiếp theo đến cứu nước): Thánh Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.

- Phần 3 (tiếp theo đến lên trời): Thánh Gióng ra trận đánh giặc.

- Phần 4 (còn lại): Thánh Gióng bay về trời và những dấu tích còn lại.

3. Nhân vật

- Các nhân vật: cha mẹ Gióng, Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng.

- Nhân vật chính: Thánh Gióng.

4. Tóm tắt

Xem thêm tóm tắt Thánh Gióng

5. Nội dung chính: 

Truyện ca ngợi hình tượng người anh hùng Thánh Gióng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tình thần anh dũng, bất khuất của dân tộc ta.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 9 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Thời gian: đời Hùng Vương thứ sáu. 

- Không gian: không gian hẹp là một làng quê (làng Phù Đổng), không gian rộng là bờ cõi chung của đất nước. 

- Hoàn cảnh: Giặc Ân sang xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ bèn truyền sứ giả đi khắp nơi, tìm người tài giỏi cứu nước. 

→ Đây là tình huống khá điển hình ở các tác phẩm truyền thuyết: đất nước đối diện với một mối lâm nguy, thử thách to lớn: đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Tại thời điểm lịch sử đó đòi hỏi phải có những cá nhân kiệt xuất, những người tài đánh giặc giúp dân cứu nước. 

Câu 2 (trang 9 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng: 

+ Hai vợ chồng ông lão nhà nghèo, chăm làm ăn và có tiếng phúc đức nhưng chưa có con.

+ Một hôm bà ra đồng, trông thấy một vết chân to hơn vết chân người thường. 

+ Bà ướm thử vào vết chân, không ngờ về nhà đã thụ thai. 

+ Sau mười hai tháng thai nghén, bà sinh ra một em bé mặt mũi rất khôi ngô. 

+ Chú bé đã ba tuổi mà chẳng biết cười, biết nói gì cả, và cũng không nhích đi được bước nào, đặt đâu nằm đấy. 

→ Ý nghĩa: Làm nổi bật tính chất khác thường, hé mở rằng đứa trẻ này không phải là một người bình thường. 

Câu 3 (trang 9 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Ý nghĩa của các chi tiết : 

a. Câu nói của chú bé: “Ông về tâu với vua, đúc cho ta một con ngựa bằng sắt, làm cho ta một bộ áo giáp bừng sắt, và rèn cho ta một cái roi cũng bằng sắt, ta nguyện phá tan lũ giặc này.” 

- Thể hiện ý thức đánh giặc cứu nước, cứu dân của Thánh Gióng. 

b. Bà con hàng xóm vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé. 

- Thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu nước. Ai cũng mong Gióng lớn nhanh để đánh giặc cứu nước.  

- Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh của toàn dân. 

c. Chú bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. 

- Trong khi đất nước có giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường, nhanh chóng để cứu nước. 

d. Ngựa sắt phun ra lửa, soi sắt quật giặc chết như ngả rạ và những cụm tre cạnh đường quật giặc tan vỡ. 

- Ca ngợi thành tựu văn minh kim loại của người Việt cổ thời đại Hùng Vương. 

- Thánh Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà còn bằng cả cỏ cây của đất nước. 

- Trong khó khăn vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc. 

e. Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời. 

- Người anh hùng đánh giặc cứu dân, cứu nước không màng danh lợi. 

- Gióng mãi bất tử cùng non sông đất nước. 

Câu 4 (trang 9 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Chiến công phi thường của Thánh Gióng: đánh tan giặc Ân xâm lược. 

- Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: 

+ Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta. 

+ Là người anh hùng mang sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: tổ tiên thần thánh + tập thể cộng đồng bà con làng xã + thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật,… 

→ Phải có hình tượng khổng lồ, đẹp và khái quát như Thánh Gióng mới nói được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. 

Câu 5 (trang 9 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Chủ đề của truyện Thánh Gióng: đánh giặc cứu nước thắng lợi. 

→ chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng. 

Câu 6 (trang 9 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Lời kể: “Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng …. gọi là làng Cháy”. 

- Ý nghĩa: 

+ Cho thấy nhân dân ta luôn tin rằng thánh Gióng là người anh hùng có thật và tự hào về sức mạnh thần kì của dân tộc trong đấu tranh chống ngoại xâm. 

+ Trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian khi sáng tạo ra nhiều chi tiết sinh động, kì lạ nhằm làm tăng vẻ đẹp linh thiêng, hấp dẫn cho nhân vật, gắn lịch sử với phong tục, địa danh,… 

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 9 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. 

Đoạn văn tham khảo:

Trong truyền thuyết “Thánh Gióng” có chi tiết “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt” đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm. Đây là một chi tiết kì ảo. “Tráng sĩ” là người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. Hành động vùng dậy, vươn vai biến thành một tráng sĩ của Gióng chính là sự trỗi dậy kì diệu của sức sống dân tộc mỗi khi gặp thử thách ngặt nghèo. Trong tình thế bức bách, tất cả đều lớn vượt lên, không theo nhịp độ thời gian bình thường mà theo nhịp độ đặc biệt. Đồng thời, chi tiết này cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện.

Đoạn văn tham khảo 2 :

Gióng không phải là đứa trẻ tật nguyền. Ba năm không nói năng  nhưng lời nói đầu tiên của Gióng là lời nói yêu nước; còn đang nằm ngửa mà đòi có áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt để đánh giặc! Trong khi chờ đợi thì lớn nhanh như thổi: "Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ". Dân gian truyền tụng rằng: ăn thì "bảy nong cơm với ba nong cà"; uống thì "uống một hơi, nước cạn đi khúc sông". Vậy là Gióng cũng được nuôi dưỡng bằng cơm, gạo, những thứ vẫn nuôi sống con người. Gióng không hề xa lạ với nhân dân. Gióng là con em của nhân dân. Gióng ăn nhiều, ăn khoẻ phi thường như vậy là để cho mau lớn. Phải lớn nhanh thì mới kịp đi cứu nước được chứ. Việc cứu nước là rất hệ trọng và cấp bách nên càng thôi thúc Gióng phải lớn thật nhanh. Mà Gióng lớn không chỉ do sự nỗ lực của mình mà còn nhờ sự chăm bẵm của toàn dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của cộng đồng. Gióng tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân.

Bài đăng

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thạch Sanh - Cánh Diều

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Thực hành tiếng việt trang 27 - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 Bài 1 Nếu cậu muốn có một người bạn - Kết nối tri thức với cuộc sống

Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc: Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh) - Kết nối tri thức

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức