Phân tích bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi

 Phân tích bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi

Dàn ý

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi (những nét khái quát về cuộc đời, các tác phẩm chính,…)
  • Giới thiệu khái quát về bài thơ “Bài ca Côn Sơn” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

  • Cảnh vật Côn Sơn
  •  Hình ảnh miêu tả thiên nhiên Côn Sơn
    • Suối: tiếng suối như tiếng đàn cầm
    •  Đá rêu phơi
    •  Thông mọc như nêm: thông mọc rậm và dày
    •  Trúc bóng râm: trúc rậm, râm mát, dày tạo nên bóng râm khi trời nắng
  • Biện pháp nghệ thuật:
    •  Điệp từ: Côn Sơn
    •  So sánh

⇒ Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, thanh cao, hấp dẫn, thú vị và nên thơ. Thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ

  • Con người giữa cảnh vật thiên nhiên Côn Sơn
    • Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn
    •  Sử dụng hàng loạt các động từ khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên: Ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ nhàn…

⇒ Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn

⇒ Ca ngợi sức sống thanh cao, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.

3. Kết bài

  •  Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Bài làm

Nguyễn Trãi nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại số lượng tác phẩm đồ sộ, phong phú. Bên cạnh những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, thương dân thiết tha còn có một mảng sáng tác khác thể hiện tâm hồn rất thi sĩ của ông đó là mảng đề tài sáng tác về thiên nhiên, qua đó thể hiện lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật ở mỗi vùng quê khác nhau. Côn sơn ca là một bài thơ như vậy.

   Bài ca Côn Sơn được Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán với thể thơ khác, khi dịch được viết bằng thể thơ lục bát, một thể thơ thuần dân tộc. Tác phẩm nhiều khả năng được sáng tác vào thời gian Nguyễn Trãi bị chèn ép phải cáo quan trở về ở ẩn tại Côn Sơn. Nhưng trong bài thơ vẫn nổi bật lên là tình yêu thiên nhiên, cảnh vật sâu sắc của tác giả.

    Viết về Côn Sơn trong sáng tác của Nguyễn Trãi có rất nhiều, nhưng ít có bài nào lại miêu tả cụ thể và chi tiết về Côn Sơn như vậy. Trong đoạn thơ được trích, cảnh vật Côn Sơn được miêu tả khá đầy đủ: dòng suối, phiến đá, rừng tùng, rừng trúc. Điều đặc biệt khi miêu tả Côn Sơn tác giả đã vận dụng hết các giác quan để cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp của nó: cảm nhận bằng âm thanh (rì rầm); cảm nhận bằng xúc giác (ngồi trên đá rêu như ngồi trên chiếu êm); cảm nhận bằng thị giác (màu xanh của rừng trúc) kết hợp với đó là biện pháp so sánh: như tiếng đàn cầm, như chiếu êm, như nêm đã gợi ra khung cảnh thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy, tạo ra cảm giác thanh cao, mát mẻ, trong lành.

   Côn Sơn đã được Nguyễn Trãi cảm nhận bằng sự hiểu biết, bằng tâm hồn thiết tha yêu quý, bởi vậy nó mang một vẻ đẹp sống động, đầy ắp âm thanh, đậm đà màu sắc, giàu chất nhạc, chất họa. Qua những cảm nhận đó ta còn thấy được những sáng tạo độc đáo của ông trong bút pháp thể hiện. Nhà thơ đã lấy âm thanh của con người để ví với âm thanh của tiếng suối, khiến cho âm thanh đó trở gần gũi, ấm áp hơn. Thiên nhiên còn đáp ứng tất cả các yêu cầu khác của con người: nghe, nằm, ngâm thơ,… kết hợp với đại từ ta, khẳng định tư thế làm chủ trước thiên nhiên của con người. Nhưng đằng sau đó vẫn là sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, đến với thiên nhiên để tìm lại cảm giác thanh tĩnh, yên bình cho bản thân.

   Qua bức tranh phong cảnh Côn Sơn ta không chỉ thấy một Côn Sơn đẹp đẽ, trong lành mà còn thấy được tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với nơi đây. Ông là người có lòng yêu thiên thiên tha thiết, hơn nữa còn cho thấy tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc và mang trong mình nhân cách trong sáng của một nhà thơ lớn.

   Trong đoạn trích, tác giả đã vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật, vẽ nên bức tranh Côn Sơn thật đẹp đẽ, trong trẻo. Sử dụng biện pháp liệt kê, so sánh (như ngồi chiếu êm, như nêm,…). Nhịp thơ đa dạng như bản nhạc, khiến cho cả bức tranh trở nên tươi vui, tràn đầy sức sống.

   Bằng tình yêu thiên nhiên Côn Sơn tha thiết, Nguyễn Trãi đã khắc họa nơi đây thật trong trẻo, thanh bình. Con người và thiên nhiên hòa quyện làm một với nhau bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Ngữ văn 6 – Bài 10 : Trái Đất - Mẹ của muôn loài - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 - Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 5 Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian) - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức