Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2022

Cảm nhận của em về hình ảnh con người Nam Bộ sau khi đọc văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng

Hình ảnh
Cảm nhận của em về hình ảnh con người Nam Bộ sau khi đọc văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng Mẫu 1 Nếu chưa từng có cơ hội đến với Nam Bộ, chúng ta có thể thử phiêu lưu vào một tác phẩm viết về miền Tây Nam Bộ sẽ có thể cảm nhận như thật và như chính bản thân trải nghiệm, không tác phẩm nào khác chính là “ Đất Rừng Phương Nam”. “Đất Rừng Phương Nam” thể hiện rõ ràng tinh thần cách mạng bất khuất của người dân Nam Bộ đã đứng lên cầm súng đấu tranh chống lại thực dân Pháp và nuôi dưỡng cho các chiến sỹ cách mạng. Tiểu thuyết cho chúng ta được phiêu lưu qua vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ của Nam Bộ và phong tục tập quán, tinh thần cách mạng của người dân nơi đây qua từng câu chữ mà nhà văn Đoàn Giỏi đã gửi gắm trong tác phẩm con cưng của mình. Qua đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, ta thấy được một khía cạnh khác về hình ảnh con người Nam Bộ. Trong đoạn trích, đặc điểm tính cách nhân vật Võ Tòng được nhà văn thể hiện trên những phương diện

Suy nghĩ của em về lòng yêu nước sau khi đọc Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Buổi học cuối cùng

Hình ảnh
Suy nghĩ của em về lòng yêu nước sau khi đọc Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Buổi học cuối cùng Mẫu 1 “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê), đều là những văn bản có những nội dung thể hiện lòng yêu nước. Vậy lòng yêu nước là gì và được biểu hiện cụ thể như nào chắc hẳn trong mỗi bạn ngồi đây đều có câu trả lời riêng của mình. Bản thân tôi nhận thấy cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng mỗi văn bản có cách thể hiện rất khác nhau. Trước hết chúng ta cần hiểu yêu nước là yêu mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, yêu tiếng nói, yêu con người; là hành động sẵn sàng đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc mỗi lúc nguy nan. Vì thế mà biểu hiện của lòng yêu nước cũng khác nhau ở mỗi thời, mỗi hoàn cảnh. Trong thời chiến tranh loạn lạc, tình yêu nước được biểu hiện là đấu tranh chống giặc ngoại xâm, như nhân vật Võ Tòng trong “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi). Võ Tòng yêu nước đư

Biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em có ấn tượng hoặc yêu thích trong văn bản Bạch tuộc

Hình ảnh
Biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em có ấn tượng hoặc yêu thích trong văn bản Bạch tuộc  Mẫu 1 Trong văn bản Bạch tuộc, nhân vật em ấn tượng nhất là Nê-mô, đó là một con người gan dạ, dũng cảm nhưng cũng hết sức gần gũi và yêu thương mọi người. Nê-mô là một thuyền trưởng cao lớn đã du hành rất nhiều ngày dưới biển với các bạn của mình. Trong trận giáp chiến với quái vật khổng lồ lần này, khi chúng tấn công, anh cầm chiếc rìu trên tay lao tới bổ phập phập vào mép tàu – nơi cánh tay thủy quái đang bám vào. Mỗi nhát phập là một cánh tay tuột ra khỏi mép tàu và lặn dần xuống biển. Khi đồng đội bị một cánh tay thủy quái quấn chặt, Nê- mô liên tiếp xông tới chặt đứt vòi bạch tuộc để giải cứu cho đồng đội của mình nhưng đã bị chúng tấn công bằng loại “mực” đen. Qua đây người đọc có thể hình dung được sức mạnh phi thường của anh hùng biển cả Nê-mô: mạnh mẽ, quyết đoán trong hành động. Không chỉ có vậy Nê- mô còn là người có tình thương yêu, lo lắng, xót thương cho đồng loại. Khi cuộc gi

Viết bài văn trình bày ý kiến thế nào là lòng dũng cảm

Hình ảnh
Viết  bài văn trình bày ý kiến thế nào là lòng dũng cảm Mẫu 1 Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta cần phải có một lòng dũng cảm, tin bản lĩnh của mình. Có thể thấy, lòng dũng cảm có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Lòng dũng cảm là việc dám đối đầu với mọi khó khăn, thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. Tinh thần dũng cảm của ông cha ta được thể hiện rõ nhất trong thời chiến tranh, dám đứng lên đấu tranh thậm chí là hi sinh tính mạng để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. Người có lòng dũng cảm là người dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách mà không hề sợ sệt, ngại ngùng. Khi gặp khó khăn trong cuộc sống họ sẽ luôn nghĩ cách, cố gắng vươn lên. Đứng trước việc người khác dè dặt, sợ sệt không dám làm thì bản thân dám xông xáo vào làm những việc đó. Lòng dũng cảm mang đến cho

Tả cái bút chì kim

Hình ảnh
  Tả cái bút chì kim Bài làm: Chắc hẳn ai là học sinh và đã là học sinh đều không cảm thấy xa lạ với bút chì. Chiếc bút chì là một trong những vật dụng cần thiết nhất của em. Hiện nay có rất nhiều loại bút chì được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh, vì thế mà chúng ta có thể dễ dàng tìm mua được một chiếc bút ưng ý. Chiếc bút chì của em là loại bút chì kim. Nó khá khác những loại bút chì gỗ thông thường. Được thiết kế giống hệt các loại bút máy và bút bi, bút chì kim rất dễ dàng và tiện lợi cho việc viết chữ. Được làm bằng kim loại không gỉ, bút chì kim luôn rất bền màu. Em đã sử dụng cây bút chì kim này được hai năm rồi và bây giờ nó vẫn như mới. Thân bút có màu trắng. Bút được chia làm ba phần, đầu bút, thân bút và ngòi bút. Đầu bút chì có quai cầm, được thiết kế rất tinh xảo. Nó sáng loáng nhờ chất liệu kim loại của nó. Thẳng theo thân bút có phần đỉnh bút. Chỉ cần em dùng ngón tay ấn nhẹ xuống như bật bút bi, ngòi bên trong bút sẽ tự động được đẩy ra. Đúng như tên gọ

Bình luận về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành

Hình ảnh
Bình luận về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành Bài làm tham khảo: Kho tàng ca dao tục ngữ của ông cha ta để lại rất phong phú và đa dạng. Dù trải qua hàng ngàn năm lịch sử thì những giá trị của nó vẫn không chỉ được giữ nguyên mà còn được khẳng định trong cuộc sống. Một trong những chủ đề quen thuộc đó chính là những kinh nghiệm về cách ứng xử của con người trong xã hội. Tiêu biểu chính là câu tục ngữ “Một điều nhịn chín điều lành”. Câu tục ngữ với hình thức ngắn gọn được chia làm hai vế đối xứng nhau và được kết hợp nhịp nhàng khiến cho người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ. Xét về khái niệm cần phải giải thích ở câu tục ngữ trên đó chính là nhịn và lành. “Nhịn” tức là nhẫn nại nhún nhường, không so đo và luôn giữ hòa khí trong giao tiếp ứng xử. Đây chính là một đức tính thường thấy ở người dân Việt Nam. “Lành” tức là có kết quả tốt đẹp thỏa đáng không gây hại đến bản thân mình và đúng như mong muốn của mình. Giữa hai vế của câu tục ngữ có sự so sánh đối lập giữa h

Chứng minh câu tục ngữ: Học thầy không tày học bạn

Hình ảnh
  Chứng minh câu tục ngữ: Học thầy không tày học bạn    Bài làm    Như chúng ta đã biết trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Nhưng xã hội ngày càng phát triển chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà cần phải biết học hỏi ở nhiều nơi nhiều chỗ trên mọi phương diện để có thể bồi đắp tu dưỡng thêm vốn kiến thức. Chính vì vậy tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên giải thích làm rõ vấn đề đó. Vậy tuổi trẻ ngày nay suy nghĩ và hành động như thế nào về vấn đề trên.    Câu tục ngữ trên đúc kết từ kinh nghiệm của ông cha ta. Nói” học thầy không tày học bạn” là ý muốn khuyên nhủ con người nhiều khi phải biết học tập từ chính bạn bè của mình, từ những người đồng trang lứa với mình. Trong câu tục ngữ có sự so sánh giữa việc học thầy và học bạn. Tuy nhiên nó không hề có ý hạ bệ, phủ nhận việc “ học thầy” mà cần được hiểu theo một  linh hoạt và tích cực. Liệu rằng câu tục ngữ trên có đối lập với câu tục ngữ khác cũng được cha ông ta

Em hãy tả lại buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11

Hình ảnh
Nhân ngày nhà giáo việt nam trường em có tổ chức một buổi biểu diễn văn nghệ để chào mừng. Em hãy tả lại buổi biểu diễn văn nghệ đó.      Bài làm :    Thời gian trôi đi thật chậm mà cũng thật nhanh.  Ngày Nhà giáo Việt Nam  đã đến, trường em có tổ chức một buổi mít tin rất sôi nổi trong đó phần biểu diễn văn nghệ là hấp dẫn nhất.    Những tia nắng hiếm hoi đang mừng rỡ rọi xuống sân trường như chúng đang trốn mẹ đi chơi. Chúng em dắt tay nhau, khăn quàng phấp phới trên vai tung tăng tới trường để dự lễ mít tin. Bạn nào cũng quần áo sạch sẽ, gọn gàng chỉnh tề. Cùng với các thầy, cô giáo còn có các anh chị thanh niên Đoàn xã tới dự. Ngôi trường được trang trí lộng lẫy. Trên lễ đài là tấm phông xanh rộng, nổi bật dòng chữ đỏ thắm; “ Lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 ”. Trước lễ đài là những lẵng hoa, lẳng hoa tươi thắm, đủ màu sắc. Một khoảng đất rộng giữa lễ đài để làm sân khấu biểu diễn. Đúng 7 giờ 30 phút, cô tổng phụ trách cho toàn trường tập trung trước lễ đài. Chún

Thuyết minh bài ca dao muối ba năm muối đang còn mặn

Hình ảnh
Thuyết minh bài ca dao MUỐI BA NĂM MUỐI ĐANG CÒN MẶN Bàn về ca dao, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết: “Ca dao là tấm gương của tâm hồn dân tộc”. Ca dao là sản phẩm tinh thần của tập thể nhân dân, là tấm gương phản chiếu tâm hồn người lao động một cách sâu sắc. Đặc biệt, tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng gắn bó thủy chung có thể xem là đề tài khá phổ biến trong ca dao. Những câu hát hay nhất ngợi ca tình cảm vợ chồng không thể không nói tới là bài ca dao: “Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta nghĩa nặng tình dày Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. Ca dao là tiếng hát tâm tình của nhân dân, qua những câu ca dao, ta có thể dễ dàng thấu hiểu được thế giới nội tâm sâu sắc của người xưa. Ca dao là một loại hình văn học đẹp đẽ và độc đáo của Việt Nam, do đó, ta cần phát triển và tiếp những giá trị đó để nó không bị phai mờ theo thời gian. Sự đẹp đẽ của dân gian được thể hiện qua rất nhiều khía cạnh khác nhau, qua đó nói lên tâm tình của nhiều

Tả ngôi trường của em

Hình ảnh
  TẢ NGÔI TRƯỜNG CỦA EM         Thời gian thấm thoắt tựa thoi đưa, mới ngày nào em chỉ là học sinh lớp Một mà hôm nay đã là học sinh cuối cấp Tiểu học, sắp phải rời xa mái trường thân yêu gắn bó biết bao nhiêu kỉ niệm. Ngắm nhìn ngôi trường, em thấy trong lòng trào dâng những niềm xúc động nghẹn ngào.          Trường của em nằm trên một khu đất hình chữ nhật rộng lớn, đối diện sân vân động của thành phố. Từ xa nhìn lại, ngôi trường như một cậu học trò đứng oai nghiêm sừng sững ở đó đã mấy mươi năm. Con đường quốc lộ với những hàng cây tán rộng đưa ta đến cánh cổng trường. Cổng trường rất rộng, có một cổng chính và một cổng phụ. Hai bên cổng chính là hai cột trụ được xây rất chắc chắn và lát một lớp đá hoa màu đỏ sẫm như hai chàng lính khổng lồ đứng đó để canh gác cho ngôi trường. Nổi bật lên trên hai chiếc cột trụ ấy là tên trường được in khắc rất công phu trên nền đá hoa với dòng chữ: “ Trường Tiểu học Trần Quốc Toản”. Hai cánh cổng trường màu xanh rộng lớn, nơi đã mở ra để chào đ

Tả dòng sông quê hương em

Hình ảnh
TẢ DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG EM LỚP 6    Quê hương - hai tiếng nghe sao mà thân thương, giản dị mà rất đỗi thiêng liêng đến thế. Quê hương em tuy không giàu có trù phú nhưng luôn yên bình, êm ả với những cảnh vật rất rực rỡ, tươi đẹp nào là cảnh cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, cảnh quê hương vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời…Nhưng có lẽ cảnh dòng sông trên quê hương luôn để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất.   Em không biết rõ con sông bắt nguồn từ đâu nhưng khi chảy qua làng thì dòng sông dài ngoằn ngoèo như một con trăn khổng lồ đang ôm ấp xóm làng. Dòng sông yên bình, êm ả như lặng đi để ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương thơ mộng. Hai bên bờ là những rặng tre tươi tốt đang nghiêng mình xuống dòng sông như để làm duyên, lúc này dòng sông như một chiếc gương khổng lồ soi chiếu mọi cảnh vật bên bờ.Trên cành tre, thỉnh thoảng có những chú chim chuyền từ cành này sang cành khác ca hót líu lo tạo nên những bản nhạc không lời nghe thật vui tai. Bờ sông cũng là nơi nghỉ ngơi của những người dân

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Ngữ văn 6 - Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 – Bài 10 : Trái Đất - Mẹ của muôn loài - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo