Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2021

Phân tích nhân vật Phương Định

Phân tích nhân vật Phương Định Bài làm       Thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bước vào thơ ca đã có nhiều chân dung quen thuộc và đáng yêu, đáng cảm phục: Những chiến sĩ lái xe trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật, những cô gái mở đường trong "Khoảng trời hố bom" của Lâm Thị Mĩ Dạ,... Và Lê Minh Khuê - một nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ - cũng đóng góp một chân dung như thế cho văn học nước nhà: Cô gái Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi". Đó là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường.     Là một cô gái thanh niên xung phong có nhiệm vụ cùng đồng đội san lấp những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn lửa đạn, ngày đêm đối mặt với đất bụi, khói bom nhưng Phương Định không hề mất đi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Chị là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hì

Cảm nhận về bài kí Cha tôi của Đặng Huy Trứ

Cảm nhận về bài kí Cha tôi của Đặng Huy Trứ Bài làm   Đặng Huy Trứ (1825–1874) hiệu là Tỉnh Trai và Vọng Tân, tự là Hoàng Trung, người làng Thanh Lương, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông đã dâng nhiều thư điều trần đề xuất tư tưởng tân tiến nhưng đáng tiếc là những tư tưởng của ông không được thực hiện. Đặng Dịch Trai ngôn hành lục thuộc thể kí, là tác phẩm khá thành công của Đặng Huy Trứ.    Đặng Dịch Trai ngôn hành lục của Đặng Huy Trứ là tác phẩm thuộc loại văn tự thuật, một thể tài khá quen thuộc của kí trung đại. Trong tác phẩm, tác giả nhắc nhiều đến người cha của mình là Đặng Văn Trọng. Là một trí thức có nhân cách, nhưng phải sống vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, chứng kiến những cơn suy vong của vận mệnh dân tộc, ông đã đau lòng trước sự tan rã của hệ thống đạo đức luân lí phương Đông. Và vì thế ông tiếc nuối thời kì đã qua và gửi gắm niềm nuối tiếc ấy vào nỗi nhớ thương về người cha mà ông vô cùng kính trọng. Đoạn trích Cha tôi không đơn giản là tấm lòng củ

Những ấn tượng khi đọc bài kí Cha tôi của Đặng Huy Trứ

Những ấn tượng khi đọc bài kí Cha tôi của Đặng Huy Trứ Bài làm    Bài “Cha tôi” rút trong tác phẩm chữ Hán “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” của Đặng Huy Trứ (1825 – 1874). Bao niềm vui, nỗi buồn lo của người cha về chí tiến thủ và cuộc đời thăng trầm của con người đã được tác giả nhắc lại một cách sâu sắc và cảm động.    Với ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi” (tức Đặng Huy Trứ)  đoạn trích là lời tự thuật của tác giả về ba sự kiện tiêu biểu trên chặng đường thi cử của chính bản thân mình. Vậy nhưng với những sự kiện ấy, người đọc không chỉ tìm thấy ở đó những bước ngoặt công danh tác giả mà hơn tất cả, đó là những hành động, là lời nói, là những phản ứng của người cha đáng kính trước việc đỗ trượt của con trai. Nhân cách và cái nhìn sâu sắc của phụ thân Đặng Huy Trứ  cứ thế mà hiện lên với những phẩm chất của một nhà Nho chân chính đầy trăn trở và cũng đầy sâu sắc, từng trải về cuộc đời. Có hai sự kiện chính được ghi lại. Sự kiện thứ nhất, năm 1843, Đặng Huy Trứ mới 18 tuổi, hai cha con

Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm Bài làm     Thâm Tâm  là nhà thơ của dân tộc Việt Nam, với một phong cách thơ độc đáo, tác giả đã thể hiện được những trải nghiệm và cuộc đi của mình qua tác phẩm Tống Biệt Hành.    Tống biệt hành  là tiễn đưa, hành là một thể thơ cổ điển của Trung Quốc vừa trữ tình vừa tự sự, tương đối tự do, không theo niêm luật chặt chẽ như thơ Đường. Bài thơ mang đậm tâm trạng và cảm xúc của tác giả, với lời thơ da diết và ngập tràn cảm xúc, nó đã thu hút mạnh mẽ được tâm hồn của người đọc. Thâm Tâm đã nói lên một tiếng thơ riêng, một điệu hồn của một thi sĩ chắc đã từng có những cuộc chia lìa da diết và xót đau trong cuộc đời: Đưa người, ta không đưa qua sông, Sao có tiếng sóng ở trong lòng ? Bóng chiều không thắm, không vàng vọt, Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Đưa người, ta chỉ đưa người ấy, Một giã gia đình, một dửng dưng… Mở đầu bài thơ đây có lẽ là những lời trách móc tình tứ mà người ở lại dành cho người ra đi, những lời trác

Bình giảng bài thơ Tảo giải của Hồ Chí Minh

Bình giảng bài thơ Tảo giải của Hồ Chí Minh Bài làm     “Ngục trung nhật kí”  là tập thơ được  chủ tịch Hồ Chí Minh  làm khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt ở Quảng Tây (Trung Quốc) và bị giam cầm hơn một năm. Trong một năm ấy, Người bị giải đi giải lại không biết bao nhiêu nhà lao ở Quảng Tây. “Tảo giải” là một trong những bài thơ kí sự ghi lại những sự việc ấy.     Bài thơ được người viết vào một đêm cuối tháng 9 năm 1942, đây là thời điểm Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt chuyển từ nhà lao Long An sang Đồng Chinh. Bài thơ gồm hai phần một và hai, là bài thứ 42 và 43 trong tập thơ  “nhật kí trong tù” . Cả bài thơ nêu bật lên được quá trình của người bị chuyển lao liên tục với âm mưu không cho người tiếp xúc lâu với cách mạng, với chiến sĩ ở đây, đồng thời để làm nản ý chí của người. Tuy tác giả bị đầy ải, gian khổ, vất vả nhưng cả bài thơ đều toát lên sự mạnh mẽ, phóng khoáng và một niềm tin lạc quan vào cuộc sống của Người. Gà gáy một lần đêm chửa tan Chòm sao n

Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu Thỉnh qua bài thơ Sang thu

Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu Thỉnh qua bài thơ Sang thu Bài làm     Mùa thu là nguồn cảm hứng thơ bất tận cho các thi sĩ. Nhà thơ nào cũng muốn vẽ được một bức tranh thu cho riêng mình. Và Hữu Thỉnh đã có được một cái tứ rất riêng đó là thời khắc lúc giao mùa. Bài thơ Sang thu là những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước sự biến đổi kì lạ trong thời khắc giao mùa của đất trời trong ngưỡng thu.      Sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Phúc, Hữu Thỉnh không còn lạ lẫm gì với mùa thu đất Bắc. Thế nhưng, khi cảm nhận tín hiệu thu mến yêu, ông cũng không khỏi ngỡ ngàng. Đối với ông, thu đến với những cảm giác mơn man khó tả: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về”      Như một quy luật tuần hoàn của tạo hóa, dường như thu đã lại sang. Có vẻ bức tranh thu đã được điểm những nét đầu tiên: hương ổi phả nhè nhẹ, thoang thoảng đưa vào trong gió se - gió đã nhẹ lại chứ không còn là “nồm nam cơn gió thốc” nữa

Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh Bài làm    Có lẽ, trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì mùa thu thường gợi cảm hứng cho thi ca, nhạc họa nhiều nhất. Ta có thể bắt gặp chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến, "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư hay "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu... và cũng viết về đề tài mùa thu, nhà thơ Hữu Thỉnh với thi phẩm "Sang thu" đã có những cảm nhận về phút giây giao mùa chuyển từ cuối hạ sang đầu thu thật mới mẻ, tinh tế, nhẹ nhàng. Bài thơ được sáng tác năm 1977, in trong tập "Từ chiến hào đến thành phố", rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ nhỏ nhẹ, thiết tha, sâu lắng của Hữu Thỉnh.    Mở đầu bài thơ là những cảm nhận ban đầu trước những tín hiệu dịu nhẹ lúc sang thu trong một không gian thu rất gần và hẹp:    "Bỗng nhận ra hương ổi     Phả vào trong gió se    Sương chùng chình qua ngõ    Hình như thu đã về"    Tín hiệu đầu tiên báo hiệu thời khắc của sự giao mùa từ cuối hạ sang thu là hình ảnh "hương

Cảm xúc về thời khăn quàng đỏ của các thế hệ đội viên

Cảm xúc về thời khăn quàng đỏ của các thế hệ đội viên Mẫu 1 "Em đeo trên vai màu khăn tươi thắm Bao niềm mơ ước khát vọng ngày nay" Rộn ràng trong câu hát là hình ảnh màu khăn tươi thắm của chiếc khăn quàng đỏ theo bước những học sinh tới trường. Nó là chiếc khăn duy nhất gắn bó lâu dài với học sinh dưới mái trường thân yêu. Chiếc khăn quàng đỏ hình thù thật đặc biệt. Tuy chỉ là một miếng vải hình tam giác cân. Đỉnh góc của nó được gọi là "đuôi", còn hai cạnh cắt nhọn dài trông rất hợp lý. Nhớ lại hồi học lớp ba, em được kết nạp vào đội và bắt đầu được quàng khăn đỏ trên vai, trong lúc dạy thắt khăn quàng đỏ em thấy rất phấn khởi, hạnh phúc và tự tin. Có vẻ đơn giản nhưng cũng thật khó hiểu quá.Sau rồi em lại thấy rất thành thạo và thấy thích. Chiếc khăn theo thời gian đã gắn bó với em cho tới ngày hôm nay. Khi quàng nó trên vai em thấy niềm hạnh phúc nảy nở vô bờ bến. Em thấy mình biết nhiều hơn, và rất tự hào khi hiểu ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ đến chừn

Nghị luận xã hội về vấn đề bạo lực học đường

Nghị luận xã hội về vấn đề bạo lực học đường Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Không những vậy, vấn đề này trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh, nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nói tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác. Nhưng trên thực tế hiện nay cho thấy những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng lê

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng Mẫu 1 “Thơ Bác tràn đầy ánh trăng” - câu nói này quả thật không sai. Bác đã ngắm trăng và viết nhiều bài thơ trăng. Bác có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng, tập thơ của Bác tràn ánh trăng: "trăng lồng cổ thụ", “Trăng vào cửa sổ đòi thơ”, “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc với những bài thơ trăng của mình. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết của Người : Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Cảm hứng thơ ca được bắ

Đại sứ văn hóa đọc

Đại sứ văn hóa đọc Câu 1: chia sẻ về cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức của em Nếu có ai đó hỏi, liệu một quyển sách có khả năng làm thay đổi đời người không, tôi sẽ trả lời rằng tôi hiếm khi nghi ngờ điều đó. Một quyển sách, đến vào đúng thời điểm, có thể làm cho cuộc sống của ta rẽ sang hướng khác. Đấy không phải là điều bạn được tuyên truyền hay dạy bảo, mà chính bạn sẽ rút ra được kết luận này, khi bắt gặp quyển sách của đời mình. Tôi nhớ một buổi chiều ở Era, quán café sách quen thuộc tôi hay ghé lại mỗi khi rảnh rỗi. Khi đang chăm chú chọn sách trên chiếc giá sách nhỏ hai ngăn sát tường, có một người khách nữa trong quán cũng đến kệ sách. Đó là một người lạ, nhưng chúng tôi vẫn gật đầu chào nhau, có lẽ vì những ai cùng chung sở thích sẽ cảm thấy dễ gần hơn. Và trong lúc cả hai đang chọn sách, anh quay sang tôi bắt chuyện, chủ yếu vẫn là hỏi về những thể loại sách tôi thích đọc. Rồi người lạ hỏi tôi, em đọc Bắt Trẻ Đồng Xanh chưa. Nhận được một cái lắc đầu thay câu trả lời,

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Ngữ văn 6 - Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 – Bài 10 : Trái Đất - Mẹ của muôn loài - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo