Ngữ văn lớp 6 Bài 6 Sơn Tinh Thủy Tinh - Kết nối tri thức

 Đọc: Sơn Tinh, Thủy Tinh

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

- Mưa: cung cấp nước uống, tưới tiêu cho sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi. Nhưng khi mưa nhiều quá sẽ dẫn đến hiện tượng lũ lụt, sạt lở đất gây nguy hiểm và thiệt hại về người và của. 

Câu 2 (trang 10 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- trồng cây gây rừng; không vứt rác bừa bãi; tiết kiệm điện, nước …

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Theo dõi: Chú ý thời gian diễn ra câu chuyện.   

Thời Hùng Vương thứ 18.

2. Theo dõi: Sính lễ ở đây có gì đặc biệt? 

- Sính lễ: 100 ván cơm nếp, 100 nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. 

→ Nhiều, quý, lạ và đều ở trên cạn. 

3. Theo dõi: Điều gì đã xảy ra khi Thủy Tinh tức giận? Sơn Tinh đã ngăn chặn dòng nước lũ bằng cách nào?  

- Thủy Tinh tức giận, hô mưa gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, … 

- Sơn Tinh dùng phép lạ, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ, …. 

* Sau khi đọc

- Tóm tắt: Vua Hùng kén rể. → Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn. → Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. → Sơn Tinh đến trước, rước được Mị Nương. → Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. → Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về. → Hàng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.

- Bố cục:

+ Đoạn 1 (Từ đầu đến một đôi): Vua Hùng kén rể.

+ Đoạn 2 (Tiếp đến rút quân): Cuộc giao tranh của hai thần.

+ Đoạn 3 (Còn lại): Giải thích hiện tượng lũ lụt.

Nội dung chính: 

“Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm của nước ta và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Cốt truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” 

+ Vua Hùng tổ chức kén rể.

+ Hai chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai. 

+ Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả con gái cho. 

+ Sơn Tinh đến trước, lấy được vợ.

+ Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

+ Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về. 

+ Hàng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua. 

Câu 2 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- 2 nhân vật Sơn Tinh, Thủy tinh được gọi là thần. 

- Đặc điểm khiến họ được coi là thần: 

+ Đến từ vùng xa thẳm của tự nhiên: 1 người là chúa miền non cao (vùng núi Ba Vì), 1 người là chúa vùng nước thẳm (tận miền Biển Đông) 

+ Đều có phép lạ và tài năng phi thường (Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi; Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về) 

+ Nhân vật trẻ mãi không già (tính bất biến, không trôi chảy của thời gian thần thoại) : Từ đó oán nặng, thù sâu, hàng năm làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh, … 

Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Những chi tiết khiến cuộc thi tài kén rể này trở nên đặc biệt là: 

+ Vua Hùng kén rể hiền tài, Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn. 

+ Hai bên thi tài để có thể lấy được công chúa, nhưng không phân được thắng bại, cả hai đều xứng đáng. 

+ Vua Hùng thách cưới (cuộc thi tài lần 2): Sơn Tinh nhanh hơn nên lấy được công chúa, đưa công chúa về núi. 

+ Thủy Tinh đuổi theo, hai bên đánh nhau (thi tài lần 3), Sơn Tinh chiến thắng nên giữ được vợ, cùng vợ sống hạnh phúc; Thủy Tinh thua, không lấy được vợ nên hàng năm gây lũ lụt báo thù. 

Câu 4 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Lúc đầu Sơn Tinh và Thủy Tinh chỉ thi tài xem ai được Vua Hùng ưng gả công chúa. Khi không lấy được công chúa, Thủy Tinh nổi giận, gây chiến, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Lúc này Sơn Tinh và Thủy Tinh mới phải giao tranh. 

- Hai nhân vật giao tranh vì lí do cá nhân, nhưng việc Thủy Tinh dâng nước lên làm ngập nhà cửa, khiến thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh giao chiến với Thủy Tinh vì lí do cá nhân những cũng đồng thời để ngăn chặn một thảm họa thiên nhiên, bảo vệ sự sống cho con người, cỏ vây và súc vật. Vì thế khi Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh thì Sơn Tinh là một anh hùng của cộng đồng. 

Câu 5 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Truyện gắn với thời đại Vua Hùng, tại địa bàn dựng nước Văn Lang xưa, nhằm đề cao và tôn vinh những chiến công của người Việt cổ trong công cuộc chống lão lụt, chế ngự và sử dụng nguồn nước (ở lưu vực sông Đà và sông Hồng) để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, ổn định cuộc sống, dựng xây đất nước. 

Câu 6 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Truyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm của nước ta. 

- Theo tác giả dân gian, nguyên nhân của hiện tượng đó là do oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh dâng nước lên đánh Sơn Tinh.

- Thực chất đây là một thủ pháp nghệ thuật trong lời kể của tác giả nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện. Người kể đưa người đọc về với quy luật tự nhiên thường thấy trong cuộc sống, nhắc nhở họ về những hiện tượng vẫn thường diễn ra để từ đó biết trân quý công lao của những bậc tiền nhân. 

Câu 7 (trang 13 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Bị thua cuộc, Thủy Tinh giận dữ với những cuộc phản công dữ dội của Sơn Tinh. Nhưng dù phép thuật có cao cường đến đâu thì Thủy Tinh vẫn bất lực và phải chịu khuất phục trước Sơn Tinh dũng mãnh và mưu trí.

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 13 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Đây là tưởng tượng của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp về hình ảnh Sơn Tinh và Thủy Tinh: 

Sơn Tinh có một mắt ở trán 

Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì

Một thần phi bạch hổ trên cạn

Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi. 

Điều này cho thấy, từ những thông tin về nhân vật trong câu chuyện, mỗi chúng ta có thể tưởng tượng ra ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh theo cách riêng. Hãy ghi lại tưởng tượng của em bằng một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) 

Đoạn văn tham khảo:

Sơn Tinh có khuôn mặt chất phác, khí thế phi thường, cơ thể vạm vỡ và cường tráng. Chàng có thể dời núi, lấp biển. Còn Thủy Tinh khuân mặt gian ác, đầy âm mưu, tính toán. Thủy Tinh có thể hô mưa gọi gió. Cả hai đều là những vị thần tài giỏi.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Gia Đình

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức