Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2024

Cảm nhận bài thơ Sang thu

  Cảm nhận bài thơ Sang thu   Bài mẫu:   Dẫu biết rằng bốn mùa luân chuyển: hết xuân đến hạ, thu sang rồi lại đông tới, ta vẫn thấy ngỡ ngàng khi quên đi nhịp sống sôi động hàng ngày mà lắng nghe tiếng mùa thu đi, cảm nhận những thời khắc đặc biệt. Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, ta được sống lại những giây phút giao mùa tinh tế đầy ý vị mà bấy lâu ta hờ hững. Đó sẽ là lúc hồn ta rung lên những cảm nhận dung dị:   Bỗng nhận ra hương ổi   ...   Hình như thu đã về   Chỉ với bốn câu thơ ngắn, Hữu Thỉnh đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên. Những tín hiệu của mùa thu với những nét phác họa tài hoa: hương ổi, gió se, sương chùng chình giản dị mà hiện lên đầy gợi cảm. Tín hiệu đầu tiên của mùa thu là hương ổi, thứ hương thơm quê mùa, dân dã. Hương ổi không nồng nàn. Đó là thứ hương dìu dịu, nhè nhẹ. Cảm nhận được hương thơm đặc trưng của mùa thu ấy, nhà thơ còn thể hiện rất khéo cái khí thu trong lành. Nếu như mùa xuân ẩm ướt, mùa hè nóng nực, mùa đông khô hanh thì mùa t

Phân tích một nhân vật văn học mà em yêu thích (trong cuốn sách đã đọc)

  Phân tích một nhân vật văn học mà em yêu thích (trong cuốn sách đã đọc)   Bài tham khảo:   Trong truyện "Gió lạnh đầu mùa" người đọc sẽ rất ấn tượng với nhân vật Sơn. Chính cậu bé thân thiện, tốt bụng, giàu tình cảm và ấm áp này đã khiến tác phẩm trở nên cuốn hút hơn.   Sáng sớm ngủ dậy khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về, trời trắng đục, gió vi vu, khóm lan trong chậu “rung động và hình như sắt lại vì rét”. Sơn cũng thấy lạnh, em kéo chăn lên đầu rồi cất tiếng gọi mẹ. Một chén nước nóng mẹ đưa cho em “ấp vào mặt, vào má cho ấm”, một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại phủ cái áo vải thâm, em mặc vào, đứng trên giường quay đi quay lại bốn lần để mẹ ngắm… Những chi tiết ấy cho biết Sơn còn bé nhỏ, ngây thơ, em rất được mẹ yêu. Không một tiếng khóc, một lời vòi vĩnh, Sơn đã cùng chị Lan đi chơi vì em biết lũ bạn con nhà nghèo xóm láng “đang đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo”. Gặp các bạn, khi chúng nó đến ngắm cái áo đẹp của Sơn, em cũng hồn nhiên ngây thơ như

Nghị luận Thành công và thất bại mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ

  Nghị luận Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ Bài mẫu:     Hoa hồng đẹp, nhưng thân lại có gai; hoa sen đẹp, nhưng mọc lên từ bùn lầy… Cuộc sống của chúng ta vốn dĩ đã luôn tồn tại những điều tưởng chừng trái ngược nhưng luôn song hành cùng nhau. Thành công và thất bại cũng vậy, tôi nhớ trong bài thơ “Dậy mà đi” Tố Hữu đã từng có những đúc kết rất quý báu rằng: Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần? ( Tố Hữu – Dậy mà đi )   Dại hay khôn, thành công hay thất bại, hóa ra vẫn cứ luôn song hành!   Cuộc sống luôn luôn là những dấu hỏi để chúng ta tìm ra và giải đáp chúng, bởi cuộc sống xung quanh chúng ta nó tồn tại rất nhiều những điều phức tạp và giá trị của nó đang là để thử thách lòng kiên nhẫn của con người, khi thất bại con người có biết vùng dạy để quyết tâm đạt được mục tiêu hay không, thành công có ngủ quên trong chiến thắng hay không, liệu thành công và thất bại, mặt nào mới là trải

Cảm nghĩ về một chi tiết ấn tượng nhất trong truyện Con hổ có nghĩa

Cảm nghĩ về một chi tiết ấn tượng nhất trong truyện Con hổ có nghĩa   Mẫu 1       Chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện Con hổ có nghĩa là chi tiết hổ đực một chân trước ôm bà đỡ Trần chạy như bay vào rừng, gặp bụi rậm gai góc thì dùng một chân rẽ lối. Chi tiết này cho thấy hổ đực rất lo lắng cho hổ cái, nên phải chạy như bay, nhưng không vì thế mà hổ đực quên đi sự an toàn của bà đỡ Trần. Hổ đực ôm bà đỡ Trần và rẽ lối khi gặp bụi rậm cho thấy nó cũng quan tâm đến an nguy của bà, coi trọng bà. Mẫu 2       Sau khi đọc văn bản “Con hổ có nghĩa”, em cảm nhận được rất nhiều chi tiết thú vị và ý nghĩa trong những câu chuyện nhỏ. Tiêu biểu phải kể đến hình ảnh hổ đực một chân trước ôm bà đỡ Trần chạy như bay vào rừng, gặp bụi rậm gai góc thì dùng một chân rẽ lối. Một chú hổ cũng biết lo lắng, nên phải chạy như bay, nhưng không vì thế mà hổ đực quên đi sự an toàn của bà đỡ Trần. Con hổ đực vừa ôm vừa rẽ lối khi gặp bụi rậm cho thấy nó cũng rất quan

Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ: Đẽo cày giữa đường

Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ: Đẽo cày giữa đường Dàn ý: - Mở đoạn: Giới thiệu về thành ngữ "Đẽo cày giữa đường". - Thân đoạn: + Về nội dung: Trình bày được nội dung hoàn chỉnh có liên quan trực tiếp đến thành ngữ “Đẽo cày giữa đường”. + Về hình thức: Đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu, đúng ngữ pháp, tập trung vào chủ đề, đảm bảo sự liền mạch, tránh các lỗi về chính tả và dùng từ. Trong đoạn phải có thành ngữ “Đẽo cày giữa đường”. - Kết đoạn: Cảm nhận về câu thành ngữ.   Bài mẫu: “Đẽo cày giữa đường” là một truyện ngụ ngôn rất độc đáo, ấn tượng có ý răn dạy về việc tiếp thu ý kiến của người khác. Anh chàng thợ mộc nọ bỏ ra ba trăm quan tiền để mua gỗ làm nghề đẽo cày bán. Công việc làm ăn tưởng chừng thông đồng bén giọt, nào ngờ một tình huống đặc biệt xuất hiện: mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cày không bán được, vốn liếng đi đời nhà ma! Thông qua câu chuyện ông c

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024

Ngày 5/1, lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 - năm 2024 và trao giải Ba quốc tế cuộc thi viết thư UPU lần thứ 52 - năm 2023 đã diễn ra tại trường dân tộc nội trú THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Sự kiện do Bộ TT&TT phối hợp với Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng tổ chức. Phát biểu tại lễ phát động, bà Trần Thanh Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TT&TT), Phó Trưởng ban tổ chức cuộc thi nhấn mạnh, cuộc thi viết thư UPU là sân chơi bổ ích và đầy ý nghĩa của các em học sinh trong nhiều năm qua bởi không chỉ giúp các em phát triển khả năng viết văn; làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc, cũng là dịp để các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. “Cuộc thi viết thư quốc tế UPU được tổ chức hằng năm đã trở thành hoạt động mang tính xã hội và tín

Bài đăng

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thạch Sanh - Cánh Diều

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Thực hành tiếng việt trang 27 - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ văn 6 Bài 1 Nếu cậu muốn có một người bạn - Kết nối tri thức với cuộc sống

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc: Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh) - Kết nối tri thức

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam