Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

 Ngữ văn 6 - Cánh Diều 


 Tìm hiểu chung

1. Tác giả: 

Bình Nguyên (1959).

Tên thật là Nguyễn Đăng Hào.

Quê quán: xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Chức danh: Là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình.

Giải thưởng: Nhận hai giải Thơ lục bát (Giải A - 2003; Giải Ba - 2010) trên báo Văn Nghệ.

2. Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác: 2003, bài thơ được tác giả gửi dự thi Thơ lục bát trên báo Văn Nghệ.

I. Chuẩn bị

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn đề vận dụng vào đọc hiểu bài thơ này.

- Khi đọc bài thơ lục bát, các em cần chú ý:

+ Bài thơ có được chia khổ không? Gồm bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? Vần trong bài thơ được gieo như thê nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?

+ Bài thơ viết về ai và về điều gì?

+ Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao?

+ Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ gì?

- Đọc trước văn bản; tìm hiểu thêm về tác giả Bình Nguyên.

- Em đã lần nào nghe bà hoặc mẹ ru chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về lời ru ấy.

Bài Làm:

+ Bài thơ có được chia khổ không? Gồm bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? Vần trong bài thơ được gieo như thê nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?

 Bài thơ được chia làm 6 khổ:

  • Khổ 1: 2 dòng
  • Khổ 2,3,4: 4 dòng
  • Khổ 5: 2 dòng
  • Khổ 6: 4 dòng

Cách gieo vần:

Ở khổ 2 dòng: chữ thứ 6 của dòng đầu sẽ vần với chữ thứ 6 dòng sau ( sa-qua, mầu- dầu)

Ở khổ 4 dòng:

  • Chữ thứ 6 của dòng 6 câu sẽ vẫn với chữ thứ 6 dòng 8 câu ( dàng- vàng, tròn còn, đời- trời-mòn-còn, thu-mù,....)
  • Chữ thứ 8 của dòng 8 câu sẽ vần với chữ thứ 6 dòng 6 câu ( ngon-tròn, con- non, cây- đầy,...)

Cách ngắt nhịp: Các em có thể ngắt theo nhịp 4/2, 4/4 

+ Bài thơ viết về ai và về điều gì?

Bài thơ về mẹ và về sự hi sinh của mẹ cho con

+ Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao?

  • Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật:
  • Điệp ngữ: " bàn tay", " à ơi này cái"," ru cho"
  • Biện pháp nhân hóa
  • Biện pháp ẩn dụ bàn tay- mẹ

=> Từ ngữ trong bài thơ nhẹ nhàng, như lời hát ru, từ ngữ giàu tính tượng hình, tượng thanh

=> Tác dung: Khiến bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng tựa lời hát ru, giàu hình ảnh, mang tính biểu tượng cao, thể hiện tình cảm chứa chan thắm thiết mẹ con               

+ Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ gì?

Người mẹ là người đang bày tỏ cảm xúc tình cảm trong bài, mong con ngủ ngoan đồng thời cũng mong con biết được tình yêu thương, sự hi sinh của mẹ dành cho con

- Đọc trước văn bản; tìm hiểu thêm về tác giả Bình Nguyên.

Bình Nguyên Lộc (7 tháng 3 năm 1914 - 7 tháng 3 năm 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh

- Em đã lần nào nghe bà hoặc mẹ ru chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về lời ru ấy.

Em đã được bà ru ngủ bằng lời ru:

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Khi lớn lên nhớ lại lời bài thơ em hiểu được ý nghĩa trong đó thêm thương yêu kính phục những người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác, chịu thương, chịu khó. Bài học "thà chết trong còn hơn sống đục" mà các tác giả dân gian gửi cho đến nay vẫn còn có nhiều ý nghĩa đối với thế hệ trẻ chúng ta.


II. Đọc hiểu văn bản

1. Hình ảnh đôi bàn tay mẹ

- Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời

"chắn mưa sa".

+ "chặn bão qua mùa màng".

→ Mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước khó khăn, chông gai trong cuộc đời để bảo vệ con, cho con được hạnh phúc, bình yên.

→ Sức mạnh phi thường, bản năng của người làm mẹ.

- Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con

+ "bàn tay mẹ dịu dàng".

+ gọi con là cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời bé con.

→ Trái ngược với vẻ cứng rắn khi đối mặt với cuộc đời, mẹ luôn dịu dàng, yêu thương con.

- Bàn tay mẹ nhiệm màu, hi sinh vì con

"thức một đời".

"mai sau bể cạn non mòn" vẫn còn hát ru.

"chắt chiu từ những dãi dầu".

→ Người mẹ vất vả, chắt chiu...nuôi nấng con. Mẹ nuôi con suốt một đời dù cho bất cứ điều gì xảy ra.

- Nghệ thuật

+ Điệp từ, điệp cấu trúc "Bàn tay mẹ", "À ơi này cái".

+ Ẩn dụ:

  • Bàn tay mẹ - người mẹ.
  • Cái trăng, cái Mặt Trời - người con.

+ Lối thơ, nhịp thơ như lời hát ru.

→ Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Thể hiện tình cảm của mẹ đối với đứa con nhỏ của mình.

2. Lời ru của người mẹ hiền

Mẹ lo nghĩ cho tất cả mọi người

+ Nghĩ cho đứa con yếu ớt, nhớ nhung mẹ:

  • "mềm ngọn gió thu", "tan đám sương mù lá cây" → xua tan đi cái rét mướt, lạnh lẽo của thời tiết. → Sự ấm áp đến từ lời ru, từ trái tim người mẹ.
  • "cái khuyết tròn đầy", "cái thương cái nhớ" → thương cho đứa con còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, thương con khi phải xa mẹ.

+ Nghĩ cho mẹ, cho bà: "sóng lặng bãi bồi", "mưa không dột chỗ bà ngồi khâu".

+ Nghĩ cho cả mọi người, cho cuộc đời: "cho đời nín đau".

Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân mình "À ơi...Mẹ chẳng một câu ru mình".

→ Đức hi sinh cao cả, thiêng liêng của người mẹ. 

- Nghệ thuật

+ Điệp từ, điệp cấu trúc: "Ru cho".

+ Ẩn dụ "cái khuyết tròn đầy".

+ Nhân hóa "đời nín cái đau".

+ Nhịp thơ như lời hát, uyển chuyển, sâu lắng.

 Tác dụng

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Thể hiện sự hi sinh cao cả của mẹ không chỉ với con mà là với người thân, với cả cộng đồng.

* Câu hỏi giữa bài:

Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em cảm nhận gì?

Chú ý các biện pháp tu từ, cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ.

Hãy chú ý các phép nhiệm mầu từ tay mẹ thể hiện trong các khổ thơ như thế nào

Những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ?

Bài Làm:

  • Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em về tình mẹ
  • Các biện pháp tu từ, ngắt nhịp trong bài ( xem phần 1. Chuẩn bị)
  • Phép nhiệm màu từ tay mẹ chắt chiu từ những dãi dầu, sương gió, vất vả trong cuộc đời mẹ. Cả đời mẹ dành trọn cho con, lam lũ sớm khuya chỉ muốn con có cuộc sống hạnh phúc.
  • Những từ ngữ được lặp lại nhiều:  " bàn tay", " à ơi này cái"," ru cho"

III. Tổng kết

1. Nội dung

À ơi tay mẹ là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình. 

2. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con.

- Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc.

IV. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài

1. Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện "phép nhiệm mầu" của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?

- Hình ảnh, chi tiết thể hiện "phép nhiệm mầu" của bàn tay mẹ:

+ Bàn tay mẹ - chắn mưa.

+ Bàn tay mẹ - chặn bão.

+ Bàn tay mẹ - thức một đời, dù bể cạn đá mòn vẫn còn hát ru.

- Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của mẹ:

Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng
Bàn tay mẹ thức một đời
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
Bàn tay mang phép nhiệm màu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi

 

2. Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?

- Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời, cái khuyết.

- Cách gọi đó nói lên tình cảm yêu thương bao la vô bờ của người mẹ với con.

3. Trong bài thơ, cụm từ "à ơi" được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.

- Tác dụng của sự lặp lại cụm từ "à ơi": Giúp bài thơ mang âm điệu như lời ru, thể hiện tình cảm chan chứa của mẹ dành cho con.

4. "Bàn tay mang phép nhiệm mầu/ Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi". Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?

- Em đồng ý với tác giả, bởi vì: Người mẹ luôn ẩn chứa sức mạnh phi thường để bảo vệ con, nuôi con trước những giông bão cuộc đời. Bàn tay mẹ vất vả, hi sinh, chịu thương chịu khó để mong con có cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn. Mẹ vì con mà không nề hà bất cứ việc gì.

5Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?

- Hình ảnh bàn tay mẹ trong bàu thơ tượng trưng cho người mẹ

6. Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?

- Các bạn có thể tự chọn khổ thơ mình yêu thích nhất và nêu lí do.

Ví dụ: Em thích nhất khổ thơ cuối cùng vì nó không những thể hiện tình cảm của mẹ với con mà còn là với người thân (bà ngoại), với cộng đồng (đời) mà quên mất bản thân mình. Điều đó thể hiện một đức hi sinh lớn lao và vô cùng thiêng liêng.



Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 - Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ văn 6 – Bài 10 : Trái Đất - Mẹ của muôn loài - Chân trời sáng tạo

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức