Thuyết Minh Về Cây Bút Máy

 

Dàn Ý Thuyết Minh Về Cây Bút Máy

I. Mở bài:

  • Bút máy là một dụng cụ học tập không thể thiếu được của người học sinh.
  • Ta dùng để ghi chép lại tất cả nội dung bài học cần thiết lưu lại.

II. Thân bài:

I. Mở bài:

  • Bút máy là một dụng cụ học tập không thể thiếu được của người học sinh.
  • Ta dùng để ghi chép lại tất cả nội dung bài học cần thiết lưu lại.

II. Thân bài:

a. Cấu tạo:

+ Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó.

+ Ngày nay bút có cấu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần:

  • Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật).
  • Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ.

b. Tác dụng, cách bảo quản:

  • Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ.
  • Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. An nhẹ mũi ngòi xuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi.
  • Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn.
  • Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp.
  • Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể vỏ.

III. Kết bài: Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.

Thuyết Minh Về Cây Bút Máy Ngắn Gọn

Trong rất nhiều loại bút mà con người sử dụng hằng ngày thì cây bút máy tiện dụng và cần thiết đối với tầng lớp học sinh, sinh viên, giáo viên và công chức.

Cây bút máy có nguồn gốc từ châu Âu, được đưa vào nước ta từ đầu thế kỉ XX, nhưng phải đến giữa thế kỉ XX nó mới trở thành vật dụng quen thuộc và phổ biến.

Cây bút dài 14 cm, đường kính khoảng 1 cm. Cấu tạo của bút máy gồm hai phần chính: Bên ngoài và bên trong, vỏ bút gồm nắp và thân. Đa số nắp làm bằng nhựa, cùng loại nhựa với thân bút, phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên. Hoặc được làm bằng kim loại (nhôm, sắt mạ bạc, mạ vàng), có cái để gài vào túi áo hoặc sách vở. Thân bút hình trụ rỗng, thon dần về phía đuôi, vỏ bút có nhiệm vụ bảo vệ cho các bộ phận bên trong.

Bên trong bút gồm các bộ phận: Ngòi bút, lưỡi gà, ống dẫn mực và ruột đựng mực. Ngòi bút làm bằng kim loại không rỉ, ở đầu có chấm tròn nhỏ gọi là hạt gạo. Nửa trên của ngòi có rãnh giữa để dẫn mực khi viết. Nửa phần dưới cong, ốp sát vào bộ phận lưỡi gà có các rãnh ngang làm nhiệm vụ giữ không cho mực tràn ra đầu bút.

Ống dẫn mực ngắn độ 3 cm, nhỏ như cây tăm, làm bằng nhựa trong và dẻo. Đầu trên gắn vào lỗ tròn của lưỡi gà, đầu kia thông với ống chứa mực. Ống chứa mực dài khoảng 5 cm, bằng cao su hoặc nhựa mềm, được bảo vệ bằng lớp kim loại mỏng. Khi ta nhúng đầu ngòi bút vào bình mực, lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp nhẹ vào ruột bút thì mực sẽ được hút vào ống chứa. Xong xuôi, cho đầu bút vào phần thân bút, xoay từ từ cho gắn chặt vào nhau là có thể sử dụng được.

Lúc viết xong, ta nhớ lấy giấy mềm hoặc miếng giẻ ẩm, lau kĩ ngòi bút cho mực không đóng cặn. Cứ dùng khoảng 1 tháng thì tháo rời các bộ phận ra cho vào nước lã; rửa và thông thật sạch rồi lau khô, lắp lại như cũ. Nếu bảo quản tốt, bút máy có thể sử dụng được trong một thời gian rất dài. Tuyệt đối không được đâm ngòi bút vào vật cứng, đầu ngòi sẽ hư, không viết được nữa.

Đối với lứa tuổi học sinh, cây bút máy là vật dụng không thể thiếu. Viết bằng bút máy, nét chữ sẽ đều và đẹp hơn hẳn viết bằng bút bi. Chiếc bút máy Hồng Hà mà bố mua tặng cho em từ năm ngoái đến giờ trông vẫn như còn mới. Ngày ngày, cây bút cùng em tới trường. Nó đã trở thành người bạn nhỏ thân thiết của em.

Thuyết Minh Về Cây Bút Máy Hay Nhất

Bút máy là một trong số những loại bút có nguồn gốc từ lâu đời và được sử dụng ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Đi sâu khám phá tìm hiểu nguồn gốc, lịch sử ra đời của loại bút này chắc hẳn chúng ta sẽ thấy nhiều điều thú vị.

Theo những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, những chiếc bút máy đầu tiên có lẽ ra đời ở đất nước Ai Cập cổ đại, chúng được làm từ những cây sậy rỗng ruột và một đầu có bọc đồng. Khi viết thì dùng bút chấm vào mực và viết lên vỏ cây. Trải qua thời kì dài nghiên cứu và chế tạo, cho đến năm 1880, chiếc bút máy đầu tiên chính thức xuất hiện ở Mĩ và ngày càng được phổ biến ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới với nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú hơn thuở ban đầu.

Bút máy là một trong số những loại bút được sử dụng rộng rãi, nhận được sự yêu mến của nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau. Dù có thể có nhiều mẫu mã khác nhau, song những chiếc bút máy vẫn có những đặc điểm chung, thống nhất. Thông thường, mỗi chiếc bút máy thường có độ dài khoảng 15 xăng-ti-mét và có cấu tạo ba phần là vỏ bút, ruột bút và ngòi dẫn.

Vỏ bút là bộ phận bên ngoài cùng của chiếc bút, được chia làm hai phần là phần dưới dùng để bảo vệ cho ruột và phần nắp bút để bảo vệ ngòi bút khi không cần sử dụng nữa. Nắp bút thường được làm thêm một chiếc khuy cài để người sử dụng có thể cài vào sách hay túi áo. Vỏ của chiếc bút máy có thể được làm bằng nhựa hay kim loại và ngày nay, để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng chúng thường được vẽ, trang trí thêm những hình ảnh ngộ nghĩnh với nhiều màu sắc khác nhau.

Bên trong chiếc vỏ chính là phần ruột bút. Ruột bút được cấu tạo bởi hai bộ phận là ống mực dự trữ và ống dẫn mực. Và cuối cùng đó chính là ngòi bút. Khác với những loại bút khác, ngòi của chiếc bút máy thường được làm bằng kim loại và có nhiều hình dáng khác nhau như ngòi tròn (còn gọi là ngòi thường) để viết chữ bình thường ngay cả khi thay đổi hướng bút và loại ngòi dùng để viết nét thanh nét đậm, được sử dụng nhiều khi luyện chữ hay viết thư pháp.

Như vậy, có thể thấy, bút máy là loại bút nhỏ, tiện lợi và gần gũi trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Nó có thể dùng để viết chữ hằng ngày và đặc biệt có vai trò to lớn đối với người luyện viết chữ đẹp. Đặc biệt, bút máy còn là món quà giàu ý nghĩa đối với những người thân yêu của chúng ta trong mỗi dịp kỉ niệm hay sự kiện đặc biệt.

Là một loại bút được sử dụng rộng rãi và có nhiều công dụng, tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm như nếu không biết cách sử dụng sẽ khiến mực dây vào người và những vật dụng xung quanh, ngòi bút nếu bị va chạm mạnh sẽ bị gai, không thể sử dụng được tiếp,… Vì vậy, để có thể phát huy hết giá trị và sử dụng nó dài lâu mỗi người cần đặc biệt chú ý tới cách sử dụng và bảo quản bút.

Để có thể bảo quản được ngòi bút, người sử dụng cần tránh không để bút bị rơi hay đặt mạnh tay xuống bàn và khi sử dụng xong thì cần nắp ngay ngòi bút lại. Tuy nhiên, không nên nắp ngòi bút quá mạnh hay quá chặt vì như thế có thể làm ngòi bút bị bể. Và cuối cùng, sau một thời gian sử dụng cần phải lau chùi, vệ sinh bút bằng nước ấm sau đó mới bơm mực và sử dụng tiếp.

Tóm lại, bút máy là một trong số những loại bút được nhiều người ưa thích và được sử dụng ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Và vì vậy, mỗi người cần phải có ý thức giữ gìn, sử dụng nó đúng cách để chiếc bút máy có thể phát huy hết giá trị, ưu điểm của mình. Dẫu thời gian có trôi đi, công nghệ ngày càng phát triển nhưng những chiếc bút nói chung, bút máy nói riêng vẫn luôn giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người. 

Thuyết Minh Về Chiếc Bút Máy

Trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, sách vở, bút mực là những đồ dùng thân thiết và gắn bó với em. Tập vở mới với những nét chữ gọn gàng ghi lại bao điều cô giáo giảng. Đồ dùng học tập em yêu thích nhất là cây bút máy thân thương.

Cây bút của em dài khoảng 12 xăng-ti-mét, được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp và sáng bóng. Thân bút tròn và thon dài như một búp măng xinh. Bút khoác lên mình chiếc áo màu xanh ngọc điệu đà, có trang trí bằng hình ảnh chú chim non đứng trên cành tre nhỏ uốn cong.

Cây bút gồm có hai phần là nắp bút và thân bút. Phần nắp bút có chiều dài khoảng 4 xăng-ti-mét, phía cuối nắp bút có những vòng tròn nhỏ được tranh trí họa tiết những lá tre màu xanh nhỏ li ti. Nắp có mạ vàng óng ánh, có que cài dùng để gắn vào tập vở hoặc khuy cài trong cặp sách, tránh cho bút bị rơi. Phần thân bút có chiều dài 8 xăng-ti-mét, có khắc dòng chữ “Nét chữ nết người” như muốn nhắc nhở em mỗi khi cầm bút, cần viết chữ sạch đẹp và cẩn thận. Trên thân bút còn ghi rõ dòng chữ “Như Hảo” là nhãn hiệu đã sản xuất ra chiếc bút.

Mở nắp bút ra, bên trong là ngòi bút làm bằng kim loại sáng bóng và lấp lánh như ánh sao đêm hè. Phần ngòi được mài nhọn và trơn rất thuận tiện cho các bạn học sinh khi viết. Ruột bút gồm có ống mực và cần bơm mực. Mỗi khi cần bơm mực, em nhúng ngòi bút vào lọ mực và thả tay ra, ống mực đầy ắp giúp em có thể viết bài cả ngày đi học. Khi sử dụng lần đầu, ngòi bút còn gai khiến cho em còn lúng túng nhưng khi đã dùng nhiều nét chữ trơn mịn trên tập vở khiến chữ viết của em ngày càng đẹp hơn.

Cây bút máy cùng màu mực tím không chỉ giúp em viết chính tả, làm toán mà còn giúp em ghi lại những tâm sự vào trang sổ nhật kí, những lời nhắn gửi yêu thương trên tấm thiệp gửi đế bà và mẹ nhân ngày 8-3… Em yêu cây bút của mình lắm và thầm cảm ơn người bạn nhỏ đã luôn sát cánh cùng em trong suốt quãng thời gian qua.

Thuyết Minh Về Cây Bút Máy Bằng Tiếng Anh

Fountain pen originated in Europe, was introduced into our country from the beginning of the twentieth century, but it was not until the middle of the century that it became a familiar and popular item.

The pen is divided into two parts: the pen cap and the pen body. The body of the pen includes the pen to hold the ink and the outer shell. The fountain pen is about 15 cm long. With the main material made of plastic. The top of the pen cap will have an extra part attached to the chest, this detail is made of stainless steel, with white or gold plated, depending on the brand. The pen body consists of a cylindrical plastic cover that protects the pen inside.

When the cap is opened and the cylindrical protective tube is removed, other parts will be observed, including: Pen nib, reed, ink cartridge and ink straw. The nib is made of metal, hugging the reed. With ordinary fountain pens, each nib has a grain of rice, a small dot on the tip of the nib. As for the beautiful fountain pen products, the tip of the pen nib will be sharpened to be able to write bold strokes.

The ink straw is a small tube located on the inside of the ink tube, about 5 cm in size, as small as a toothpick, one end is attached to a reed with the function of leading ink into the ink tank. The ink tank is made of rubber material, with a protective outer stainless steel cover.

Tạm dịch:

Bút đài có nguồn gốc từ Châu Âu, được du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ XX nhưng phải đến giữa thế kỷ nó mới trở thành vật dụng quen thuộc và được ưa chuộng.

Bút được chia làm hai phần: nắp bút và thân bút. Thân bút gồm ruột bút để đựng mực và vỏ ngoài. Cây bút máy dài khoảng 15 cm. Với chất liệu chính được làm bằng nhựa. Phía trên nắp bút sẽ có thêm một phần gắn vào ngực, chi tiết này được làm bằng thép không gỉ, được mạ trắng hoặc vàng, tùy từng hãng. Thân bút gồm một nắp nhựa hình trụ có tác dụng bảo vệ bút bên trong.

Khi mở nắp và tháo ống bảo vệ hình trụ sẽ quan sát được các bộ phận khác gồm: Ngòi bút, cây lau, ống mực và ống hút mực. Ngòi làm bằng kim loại, ôm sát cây lau. Với các loại bút máy thông thường, mỗi ngòi có hình hạt gạo, trên đầu ngòi có một chấm nhỏ. Còn đối với những sản phẩm bút máy đẹp thì đầu ngòi bút sẽ được mài nhẵn để có thể viết được nét thanh nét đậm.

Ống hút mực là một ống nhỏ nằm ở bên trong ống mực, có kích thước khoảng 5 cm, nhỏ như đầu tăm, một đầu được gắn vào cây lau có chức năng dẫn mực vào ống mực. Bình mực được làm bằng chất liệu cao su, có lớp vỏ thép không gỉ bảo vệ bên ngoài.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Ngữ văn 6 – Bài 10 : Trái Đất - Mẹ của muôn loài - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ văn 6 - Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức