Ngữ văn 6 Bài 2 Thực hành đọc hiểu: Ca dao Việt Nam - Cánh Diều

 Soạn văn Bài 2 Thực hành đọc hiểu: Ca dao Việt Nam

1. Chuẩn bị

Xem lại Kiến thức ngữ văn.

Khi đọc ca dao, các em cần lưu ý:

+ Định nghĩa: Ca dao là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.

+ Hình thức: Ca dao sử dụng nhiều thể thơ, trong đó nhiều bài viết theo thể lục bát. Mỗi bài ca dao ít nhất có hai dòng.

+ Nội dung: Ca dao thể hiện các phương diện tình cảm, trong đó có tình cảm gia đình. Ba bài ca dao sau là về tình cảm gia đình.

2. Đọc hiểu

(1) Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chính chữ ghi lòng con ơi!

→ Tác dụng của biện pháp so sánh:

+ Tăng sức gợi tả gợi cảm cho câu ca dao.

+ Nhấn mạnh sự hy sinh lớn lao của cha mẹ dành cho con cái, tình yêu bao la.

(2) Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.

 Tác dụng của biện pháp so sánh:

+ Tăng sức gợi tả gợi cảm cho câu ca dao.

+ Nhấn mạnh mỗi con người đều có cội nguồn, phải biết ơn và trân trọng.

(3) Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy
.

→ Tác dụng của biện pháp so sánh:

+ Tăng sức gợi tả gợi cảm cho câu ca dao.

+ Nhấn mạnh tình cảm anh em gắn bó với nhau, nhắc nhở anh em trong cùng nhà phải hòa thuận, yêu thương để cha mẹ yên lòng.

* Câu hỏi giữa bài:

  • Hãy chú ý đến thể thơ, vần nhịp, được sử dụng trong ba bài ca dao.
  • Ba bài ca dao trên sử dụng biện pháp tu từ nào? 

Bài Làm:

Thể thơ: Lục bát

Nhịp thơ: 2/2/2, 2/2/2/2

Vần:

  • Chữ thứ 6 câu 6 vần với chữ thứ 6 câu 8
  • Chữ thứ 8 câu 8 vần thứ 6 câu câu 6 

Biện pháp tu từ so sánh đều được sử  trong cả 3 bài

* Câu hỏi cuối bài:

1. Mỗi bài ca dao nói về tình cảm nào trong gia đình?

Tình cảm được thể hiện trong bài:

a. Tình cha mẹ bao la rộng lớn

b. Lòng biết ơn, nhớ về quê hương cội nguồn của mình

c, Tình cảm anh em

2. Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao.

Có thể chọn như sau:

Phép so sánh:

 " công cha - núi Thái Sơn"

" Nghĩa mẹ - nước trong nguồn"

=> tác dụng: tăng sức gợi tả gợi cảm cho câu ca dao. nhấn mạnh sự hy sinh lớn lao của cha mẹ dành cho con cái, một tình yêu thương bao la vô bờ bến mà không gì có thể đo đếm được.

3. Em thích bài ca dao nào nhất? Vì sao?

Em thích bài ca dao thứ 2 vì bài ca dao nhắc nhở chúng ta sống phải biết ơn cha ông, nhớ về quê hương cội nguồn của mình. 

4: Nếu để vẽ cho bài ca dao thứ nhất, em sẽ vẽ như thế nào? Hãy vẽ hoặc miêu tả nội dung bức tranh đó bằng lời

Gợi ý:

+ Vẽ một dãy núi hoặc một ngọn núi cao phía bên trái tờ giấy (Chiếm 1/3 đến 1/2 khung hình theo chiều dọc)

+ Vẽ biển Đông bao la phía ngay dưới chân núi (Chiếm 1/3 đến 1/2 khung hình theo chiều ngang)

+ Có thể vẽ thêm một vài chi tiết: mây, cây cối, chim chóc...nhưng lưu ý vẽ thật ít, không biến chúng thành nhân vật chính.

+ Có thể sau khi vẽ khung cảnh xong sử dụng lối viết chữ như thư pháp để viết bài thơ vào tờ giấy sao cho hợp lý với bố cục.


Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Ngữ văn 6 – Bài 10 : Trái Đất - Mẹ của muôn loài - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 - Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức