Thuyết Minh Về Cây Bút Chì

 

Dàn Ý Thuyết Minh Về Cây Bút Chì

I. Mở bài:

Nêu khái quát và giới thiệu về cây bút chì: Tuổi thơ chúng ta ai cũng từng gắn bó với cây bút chì, đây là dụng cụ học tập thường được sử dụng để vẽ hoặc viết trên giấy.

II. Thân bài:

Sự ra đời của cây bút chì

  • Từ thời cổ đại con người đã biết dùng thanh kim loại viết trên giấy.
  • Than chì graphite đã được dùng từ năm 1564 tại Anh.
  • Cây bút chì đầu tiên ra đời tại Đức vào năm 1662.

Cấu tạo cây bút chì: Bút chì cấu tạo từ 2 bộ phận: thân bút và ruột chì.

  • Thân bút thường làm bằng gỗ
  • Thân bút có trang trí bên ngoài nhiều hoa văn.
  • Ruột chì: từ than chì trộn với đất sét với chất phụ gia.

Cách làm ra bút chì

  • Chọn gỗ từ các loại cây như tuyết tùng, gỗ thông. Sau khi cắt gọt gỗ theo kích cỡ riêng sẽ mang đi nung nhiệt độ cao giúp thân bút có sự cứng cáp.
  • Ruột chì tạo ra từ than chì + đất sét + phụ gia mang đi nung 800 đến 1000 độ C, quét thêm dầu sẽ cho ra ruột chì bên trong.

Các loại bút chì

  • Dựa theo công dụng: Bút chì viết, Bút chì màu học sinh, Bút chì trang điểm…
  • Dựa theo độ cứng: Bút chì mềm, Bút chì cứng.

Bảo quản bút chì

  • Bút chì sau khi sử dụng cất giữ ngăn nắp tránh rơi có thể gãy.
  • Khi sử dụng không đè mạnh sẽ làm gãy ngòi bút.

III. Kết bài:

  • Bút chì là đồ dùng học tập quan trọng, gần gũi, hữu ích với học sinh, sinh viên.
  • Đây là phát minh quan trọng của con người.

Thuyết Minh Về Cây Bút Chì Ngắn Gọn

Bút chì là một đồ dùng để viết hoặc vẽ trên giấy hoặc gỗ, thường có lõi bằng chất liệu than chì và các hợp chất của nó hoặc tương tự.

Lõi làm bằng chì (graphite) và vỏ làm bằng gỗ hoặc giấy ép. Bút chì hiện đại còn có thêm loại bút chì bấm và bút chì nhiều mũi. Tên gọi bút chì có thể xuất phát từ loại bút có lõi chì (kim loại) mà người Roman cổ đại dùng để viết trên giấy papyrus.

Có hai loại bút chì: bút chì thường màu đen và bút chì màu có nhiều màu sắc. Bút chì đen thường được sử dụng để viết nháp hoặc tập viết còn bút chì màu được dùng trong hội họa, tô màu là chủ yếu.

Ruột bút chì (loại thường) trong sản xuất công nghiệp thường được tạo ra bằng hỗn hợp than chì và đất sét mịn trộn với nước để tạo các sợi ruột chì dài. Các sợi ruột chì này được nhúng vào dầu hoặc sáp và đổ vào nửa phần vỏ bút có tạo rãnh. Sau đó, nửa phần vỏ bút còn lại được gắn lên trên và ép lại. Sau đó, cây chì dài này được sơn lại và cắt ra thành từng đoạn bút chì để bán.

Độ cứng của bút chì tại Việt Nam sử dụng theo hệ thống phân loại độ cứng bút chì Châu Âu hiện đại, trải từ 9H (cứng và nhạt nhất) đến 9B (mềm và đậm nhất). Tuy thang phân loại khá dài nhưng người ta chỉ thường dùng loại từ 2H đến 5B mà thôi.

Bút chì tuy đơn giản là thế nhưng nó là vật bất ly thân của các cô cậu học trò, dù cho sau này lớn lên ít sử dụng thì bút chì vẫn là một khoảng trời kỷ niệm không bao giờ quên.

Thuyết Minh Về Cây Bút Chì Hay

Bút chì là một đồ dùng rất quen thuộc với mỗi người chúng ta, từ khi bắt đầu đi học là chúng ta đã được làm quen với bút chì.

Đây cũng là cây bút theo em trong những năm đầu tiên cầm bút tập viết, có thể tẩy xóa.  Lõi làm bằng chì (graphite) và vỏ làm bằng gỗ hoặc giấy ép. Bút chì hiện đại còn có thêm loại bút chì bấm và bút chì nhiều mũi. Tên gọi bút chì có thể xuất phát từ loại bút có lõi chì (kim loại) mà người Roman cổ đại dùng để viết trên giấy papyrus.

Có hai loại bút chì: bút chì thường màu đen và bút chì màu có nhiều màu sắc. Bút chì đen thường được sử dụng để viết nháp hoặc tập viết còn bút chì màu được dùng trong hội họa, tô màu là chủ yếu. Ruột bút chì (loại thường) trong sản xuất công nghiệp thường được tạo ra bằng hỗn hợp than chì và đất sét mịn trộn với nước để tạo các sợi ruột chì dài. Các sợi ruột chì này được nhúng vào dầu hoặc sáp và đổ vào nửa phần vỏ bút có tạo rãnh. Sau đó, nửa phần vỏ bút còn lại được gắn lên trên và ép lại. Sau đó, cây chì dài này được sơn lại và cắt ra thành từng đoạn bút chì để bán.

Độ cứng của bút chì tại Việt Nam sử dụng theo hệ thống phân loại độ cứng bút chì Châu Âu hiện đại, trải từ 9H (cứng và nhạt nhất) đến 9B (mềm và đậm nhất). Tuy thang phân loại khá dài nhưng người ta chỉ thường dùng loại từ 2H đến 5B mà thôi. Khi học tập, viết chính tả, em hay sử dụng bút trì, nó rất hữu ít. Tập tô hay tập vẽ em cũng đều dùng đến cây bút chì.

Em nhớ mãi câu thơ khi học vẽ cô giáo hay đọc: Thân em như cây bút chì suốt đời lao lực rồi thì cụt ngun, chì tôi tiện dụng ân cần giúp đời vẽ, nháp chữ hình thênh thang.

Thuyết Minh Về Cây Bút Chì Bấm

“Muốn đậm thì mút
Muốn dài thì gọt
Cứng quá là hư
Mềm cũng không tốt.”

Theo các bạn, đó là đồ vật gì? Đồ vật này vô cùng quen thuộc với chúng ta, đó chính là những chiếc bút chì. Tôi cũng sắm cho mình nhiều chiếc bút chì sắc màu. Nhưng tôi lại thích chiếc bút chì kim hơn cả.

Chiếc bút chì nho nhỏ, chừng bằng đốt ngón tay. Nó dài khoảng 15 cm. Chiếc bút chì kim được khoác “một bộ váy” màu xanh bằng nhựa. Trên đỉnh, người ta gắn một viên ngọc trai tròn màu hồng. Bên trong viên ngọc trai lại có một cục tẩy nho nhỏ. Mỗi khi cần tẩy, em chỉ cần đổi đầu chì là có thể tẩy được.

Viên ngọc trai còn có một nhiệm vụ đặc biệt, nó chính là cánh cửa để mở cho ruột chì đi vào trong. Muốn đẩy ngòi chì, em chỉ cần ấn nhẹ viên ngọc, ngòi chì sẽ tức khắc làm công việc của mình. Thân bút hình trụ tròn, giữa thân được khắc dòng chữ “Deli” tròn trịa, mềm mại. Phần đặt tay cầm bút được khắc những vòng tròn nối tiếp nhau như những chiếc vòng. Những chiếc vòng nhỏ xíu này giúp tôi cầm bút được chắc chắn hơn.

Mỗi khi cần làm công việc của mình, bút chì kim của tôi lại ăn món ăn quen thuộc: ngòi chì. Khác với những chiếc bút chì “muốn dài thì gọt”, bạn chì kim của tôi chỉ cần đưa ngòi vào là có thể viết được những dòng chữ ngay ngắn. Tôi thích bút chì kim hơn cả chắc cũng vì lí do này.

Ngày nào cũng vậy, chiếc bút chì kim ngoan ngoãn nằm trong hộp bút để theo tôi tới trường. Nó vừa giúp tôi viết bài, vừa cùng tôi vẽ rất nhiều bức tranh đẹp đẽ. Tôi thích chiếc bút chì kim này biết bao!

Thuyết Minh Về Cái Bút Chì Đặc Sắc

Trong cuộc sống, từ lúc chúng ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành sẽ gắn bó với rất nhiều thứ khác nhau. Có lẽ, thời học sinh là những kỉ niệm đẹp nhất của mỗi con người. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn chúng ta đã từng sử dụng cây bút chì. Vậy có khi nào bạn có những thắc mắc về chúng?

Bút chì ra đời từ bao giờ chúng ta không còn nhớ rõ nhưng nó đã có từ lâu đời. Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay. Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và rất vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường.

Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó, đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại. Tuy nhiên, hiện nay, bút chì đã được con người cải tiến rất nhiều và trở nên nhỏ gọn, tiện dụng.

Chiếc bút dài khoảng một gang tay người lớn, hình dáng to bằng ngón tay út rất nhỏ gọn, tiện lợi. Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn phang hơn, gỗ tốt, khó gãy. Giờ đây, người ta còn trang trí nhiều họa tiết bắt mắt khác nhau bên ngoài vỏ bút chì để tăng tính thẩm mĩ cũng như tạo sự thích thú cho người sử dụng.

Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn, chúng ta phải dùng chiếc gọt bút chì để gọt cho đầu chì nhọn mới có thể sử dụng như ý. Ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn như hình tam giác. Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút được gắn vào một cục tẩy nhỏ.

Chiếc bút chì tuy nhỏ nhưng lại có công dụng to lớn. Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ. Từ những trang vở đầu tiên những dòng viết, nét bút nguệch ngoạc cũng để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy. Chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được hiện bởi bàn tay khéo léo của những người hoạ sĩ tài ba.

Chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành rẻ nhưng mang lại lợi ích to lớn. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bút chì phù hợp với túi tiền để chúng ta lựa chọn, hãy sử dụng chúng và tạo ra những giá trị, lợi ích to lớn cho cuộc đời.

Thuyết Minh Về Cây Bút Chì Có Sử Dụng Biện Pháp Nghệ Thuật

Đối với học sinh chúng ta thì cây bút chì chính là một thứ hết sức quen thuộc. Nó là một sản phẩm được tạo ra để phục vụ cho đời sống của con người và nhất là trong học tập. Có thể nói rằng khoảng thời gian từ khi ta bắt đầu tập cầm bút cho đến khi ta trưởng thành thì chiếc bút chì chính là một người bạn thân thiết gắn bó lâu năm với chúng ta.

Chiếc bút chì xuất hiện bên cạnh cuộc sống của con người với rất nhiều công dụng. Cách sử dụng lại hết sức đơn giản và dễ dùng. Vào những thế kỉ trước đây chiếc bút chì không hề thon gọn như bây giờ mà mang một hình dáng khá to và có kích thước gấp ba lần, bốn lần so với bút chì bây giờ. Ngày ấy cây bút chì được thiết kế với thân ngoài được làm bằng gỗ, khá gồ ghề chứ không hề nhẵn như bây giờ.

Thời gian dần trôi qua, trải qua hàng trăm năm trôi qua thì hình dáng của chiếc bút chì cũng được làm ra công phu hơn. Nó lúc này vẫn là thứ công dụng đơn giản mà hết sức hữu ích cho đời sống con người. Lúc này chiếc bút có độ dài tầm một gang tay, có thân hình nhỏ gọn và dài để tiện cho việc cầm viết.

Ruột ở bên trong được làm bằng một khúc chì dài và bao bọc xung quanh là lớp gỗ. Từ lúc được phát minh ra thì sau nhiều năm lớp gỗ bên ngoài đã được cải thiện đáng kể. Họ chọn những loại gỗ tốt, khó gãy và nhẵn hơn để làm nên phần gỗ vỏ ngoài cho cây bút chì.

Cây bút chì khi mới mua chưa sử dụng sẽ có phần vỏ và ruột bút dài bằng nhau, sau đó khi người mua sử dụng thì mới vót nhọn phần đầu bút để tránh việc gãy ngòi trong quá trình mua và bán chúng. Việc chuốt đầu bút sẽ khiến đầu bút như hình tam giác, phần ngòi nhọn đó sẽ giúp tạo nét bút thanh mảnh và dễ viết hơn.

Thậm chí để trang trí thêm cho cây bút chì và cũng trang bị thêm một sự tiện lợi người ta đã gắn thêm một cục tẩy bé phần cuối thân bút. Chiếc bút chì có cấu tạo hết sức đơn giản như thế thôi nhưng vai trò của nó lại không đơn giản chút nào.

Tên gọi của bút chì thực chất chính là xuất phát từ loại bút được người Roman cổ đại viết lên giấy papyrus. Phần ruột bút chì không chỉ đơn giản chỉ là than chì mà đó là một hỗn hợp giữa đất sét mịn và than chì trộn với nước để có thể tạo ra sợi chì dài.

Sau đó những  sợi chì dài này sẽ được nhúng vào sáp hoặc dầu, rồi chúng được đổ vào nửa phần thân bút có sẵn rãnh. Đó là quy trình cơ bản để tạo nên một cây bút chì gỗ. Tiếp đó sẽ là những quy trình cắt khúc và trang trí chúng để bán đi. Bút chì gỗ không chỉ có màu đen dùng để viết, vẽ mà nó còn có loại bút chì màu thường được dùng để tô màu. 

Ngày nay việc sử dụng bút mực đã khá phổ biến vì độ tiện lợi và mực bền. Thế nhưng vị trí của cây bút trì vẫn không hề thay đổi. Các bạn nhỏ lần đầu được tiếp xúc và cầm bút vẽ từng nét chính là với cây bút chì, rồi đến khoảng thời gian tập viết từng nét chữ cũng là cây bút chì gắn bó.

Thậm chí đến khi đã học đến những lớp lớn hơn vẫn có nhiều bạn có thói quen sử dụng bút chì hơn là dùng bút mực. Có như vậy  mới thấy rằng cây bút chì đã trở thành một phần quen thuộc trong ký ức, một người bạn tri kỷ của chúng ta.

Thân em như cây viết chì
Suốt đời lao lực rồi thì cụt ngun
Chì tôi tiện dụng ân cần
Giúp đời vẽ, nháp chữ, hình thênh thang.

Câu thơ ngắn nhưng đem lại đầy đủ ý nghĩa mà một cây bút chì đơn giản nhưng tiện dụng đến với chúng ta. Dù cho nó không cầu kì, không bóng bẩy và thậm chí có giá trị rẻ. Đó là một người bạn thân thiết và gần gũi với cuộc sống của các bạn học sinh nhất. Có thể bình thường bạn không hề giữ gìn chiếc bút chì cạnh mình nhưng đến những lần kiểm tra quan trọng thì chiếc bút chì chính là công cụ để bạn làm bài, tô đáp án.

Thuyết Minh Về Chiếc Bút Chì

Trong đời sống học tập hàng ngày có vô số những dụng cụ đã gắn bó với chúng ta thậm chí nó còn trở thành những người bạn đồng hành không thể thiếu. Song được nhiều bạn nhỏ yêu mến nhất, cũng gắn bó với ta nhiều nhất từ lúc mới tập viết chữ đến khi trưởng thành có lẽ chính là cây bút chì thân yêu.

Nhắc đến bút chì chắc không ai còn xa lạ nữa. Nó đã xuất hiện từ rất lâu trong cuộc sống mỗi người. Từ thưở khai sinh ra chữ viết ông cha ta đã biết dùng mực tàu, dùng than nghiền nát trộn lẫn nước để tạo nên nét chữ. Và đến hôm nay khi nhân loại đổi thay hàng loạt những phát minh hiện đại ra đời thì bút chì vẫn là một vật dụng không thể thay thế thậm chí nó còn được kế thừa và cải biến đi cho phù hợp hơn với đời sống.

Ngày xưa khi còn đi học chắc ai cũng đã từng cầm chiếc bút chì trên tay, vỏ gỗ to thô sơ vẫn chưa được bào mòn bên trong là ruột than nhỏ. Cây bút chì nếu không được biết trước chúng ta còn tưởng nó là một cây gỗ nào đó. Mỗi lần dùng hết chì lại phải dùng dao để gọt cho đầu chì hiện ra để viết tiếp.

Trải qua bao nhiêu năm bao nhiêu thế hệ học trò qua đi chiếc bút chì đã có những cải biến nhất định về hình dáng cũng như cách sử dụng vừa giúp học sinh tiết kiệm thời gian lại vừa sạch sẽ và không mất nhiều công sức. Vẫn là những chiếc vỏ gỗ dài khoảng 15 -20cm bút chì đã được tạo hình rất đẹp mắt, thon gọn. Cầm vô cùng chắc tay, và đi liền với nó không còn phải dùng dao vót chì nữa mà đã có cả một dụng cụ chuyên dụng để gọt chì.

Hiện nay cũng có rất nhiều loại bút chì hiện đại ra đời như bút chì kim, bút chì bấm… với những chất liệu khác nhau như kim loại, nhựa…. tuy nhiên dù có đổi thay như thế nào thì nó cũng không biến đổi về kĩ thuật.

Giá thành của những chiếc bút chì này rất rẻ thậm chí nó còn được sử dụng trong một thời gian rất dài và rất bền. Thế nhưng dường như có những bạn trẻ lại không biết nâng niu quý trọng nó. Thường bẻ gãy hoặc dùng một lần rồi vứt đi một cách vội vàng.  Tại sao chúng ta lại không biết trân trọng nó? Trân trọng những thứ đã gắn với cả một tuổi thơ đầy biến động của mỗi người? 

Chiếc bút chì – tôi nghĩ rằng dù có là bây giờ thậm chí là đến vài chục năm nữa thì nó vẫn sẽ là một trong những dụng cụ không thể thiếu đối với bất kì thế hệ học sinh nào. Chính từ những nét vẽ đơn sơ nguệch ngoạc này sẽ là sự khởi nguồn, nền móng của một nền tảng tri thức và những giá trị tinh thần bất diệt.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức