Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thạch Sanh - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thạch Sanh







I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại: Cổ tích

2. Nhân vật

- Các nhân vật: Thạch Sanh, Lí Thông, mẹ Lí Thông, công chúa, nhà vua...

- Nhân vật chính: Thạch Sanh, Lí Thông.

3. Bố cục: 3 phần.

- Phần 1 (từ đầu đến phép thần thông): Sự ra đời và trưởng thành của Thạch Sanh.

- Phần 2 (tiếp theo đến kéo về nước): Những chiến công của Thạch Sanh.

- Phần 3 (còn lại): Thạch Sanh được truyền ngôi.

4. Tóm tắt

+ Thạch Sanh ra đời.

+ Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông.

+ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông.

+ Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình.

+ Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công.

+ Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công.

+ Thạch Sanh diệt hồ tinh, cứu thái tử bị vu oan vào tù.

+ Thạch Sanh được giải oan lấy công chúa.

+ Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu, lên ngôi vua.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Nhân vật Thạch Sanh

a) Sự ra đời và trưởng thành của Thạch Sanh

Bình thường:

+ Là con một người nông dân tốt bụng.

+ Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi trên rừng.

→ Cuộc đời và số phận gần gũi với nhân dân.

Khác thường:

+ Là thái tử con Ngọc Hoàng.

+ Mẹ mang thai trong nhiều năm.

+ Được thiên thần dạy đủ võ nghệ.

→ Đẹp đẽ, kì lạ, phi thường.

➩ Gửi gắm mong muốn của nhân dân:

+ Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật, làm tăng sức hấp dẫn của truyện.

+ Thể hiện ước mơ, niềm tin: con người bình thường cũng là những con người có tài năng phẩm chất kì lạ.

b) Những thử thách và chiến công mà Thạch Sanh phải trải qua

Thử thách, chiến côngDiễn biếnKết quảTài năngPhẩm chất
Bị mẹ con LT lừa canh miếu thế mạng. → Chiến đấu với chằn tinh.

- Chằn tinh: nhe răng, giơ vuốt hóa phép.

- TS: không núng,
dùng võ, xả xác.

Giết  chằn tinh + có bộ cung vàng.Giỏi võ.Dũng cảm, thật thà.

Xuống hang giết đại bàng.
→ Bị LT lấp cửa hang.

- Đại bàng: Chĩa vuốt, vùng dậy.

- TS: bắn mù mắt,
chặt vuốt, bổ đầu.

Cứu công chúa và hoàng tử
(con vua Thủy Tề)
+ được tặng đàn thần.
Dùng vũ khí giỏi, mưu trí.Dũng cảm, mưu trí, không tham, nhân hậu.
Bị bắt tù oan.- Hồn đại bàng và
chằn tinh trả thù.
Tiếng đàn giúp công chúa nói chuyện lại , minh oan cho TS.Đàn giỏi, tài nghệ.Thật thà.
Dẹp tan
18 nước.
Không động binh,dùng tiếng đàn và niêu cơm đối đãi.Đất nước hòa bình.Mưu trí.

Yêu hòa bình, nhân hậu.

c) Một số chi tiết kì ảo

* Niêu cơm đất

- Niêu cơm có sức mạnh phi thường cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nước chư hầu phải từ chỗ coi thường, chế giễu, phải ngạc nhiên, khâm phục.

- Niêu cơm và lời thách đố đó chứng tỏ sự tài giỏi của thạch Sanh.

- Niêu cơm thần kì là tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân.

* Cây đàn thần

- Tiếng đàn giúp cho nhân vật được giải oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm, giải thoát cho Thạch Sanh, Lí Thông bị vạch mặt.

➞ Tiếng đàn của công lí, thể hiện quan niệm và ước mơ công lí của nhân dân.

- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù.

➞ Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân.

2. Nhân vật Lí Thông

Thạch SanhLí Thông

Cả tin, thật thà

  • Tin lời đi canh miếu thay.
  • Tin lời chằn tinh của vua.
  • Tin lời xuống hang cứu công chúa.

Lừa lọc, xảo quyệt

  • Lừa TS thế mạng cho mình.
  • Lừa để cướp công giết chằn tinh.
  • Lừa để cướp công giết đại bàng, cứu công chúa.

Vị tha, nhân hậu

  • Bị LT hãm hại rất nhiều lần nhưng không trả thù, cho về quê làm ăn.

Tàn nhẫn, vô lương tâm

  • Lợi dụng tình anh em kết nghĩa bóc lột sức lao động  của TS.
  • Cướp công và hãm hại TS nhiều lần.

Anh hùng, tài giỏi

  • Giết chằn tinh.
  • Giết đại bàng.
  • Cứu công chúa, thái tử Long cung.
  • Dẹp 18 nước.
  • Giỏi võ nghệ, đàn...

Tiểu nhân, độc ác

  • Tìm cách giết hại TS để cướp công, lấy công chúa.
  • Không chịu làm, lợi dụng sức lao động TS.

 

 

Là con người cao cả.

→ Đại diện cái THIỆN.

Là kẻ bạc nhược, thấp kém.

→ Đại diện cái ác.

Kết thúc: Cưới công chúa, nối ngôi vua.

Kết thúc: Bị sét đánh chết hóa bọ hung.

➩ Kết thúc có hậu: Thể hiện mong ước đổi đời của nhân dân và quan niệm cái thiện thắng cái ác, cái tốt thắng cái xấu, hòa bình thắng chiến tranh.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. 

2. Nghệ thuật

Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm đất...).

IV. Chuẩn bị

- Xem lại khái niệm truyện cổ tích ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Đọc trước truyện Thạch Sanh.

- Khi đọc hiểu truyện có tích, các em cần chú ý:

  • Truyện kể về việc gì? Xác định những sự kiện chính trong truyện.

  • Truyện kể về ai? Ai là nhân vật nổi bật? Kết thúc truyện, số phận các nhân vật như thế nào?

  • Qua diễn biến và kết thúc của truyện, tác giả dân gian muốn ca ngợi, phê phán hay nói lên ước mơ gì? Điều đó có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay?

  • Những chỉ tiết nào trong truyện là chỉ tiết hoang đường, kì ảo? Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc thẻ hiện nội dung và nghệ thuật của truyện?

Bài Làm:

 + Truyện kể về việc gì? Xác định những sự kiện chính trong truyện:

- Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh.

- Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.

- Đi canh miếu và diệt chằn tinh.

- Giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang.

- Hồn đại bàng và chằn tinh báo oán, Thạch Sanh bị nhốt vào ngục.

-  Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa khỏi bị câm, vạch mặt Lý Thông và giải oan cho mình.

- Thạch Sanh đối với 18 nước.

- Về già, vua truyền ngôi cho Thạch Sanh.

+ Truyện kể về ai? Ai là nhân vật nổi bật? Kết thúc truyện, số phận các nhân vật như thế nào?

- Truyện kể về Thạch Sanh. Thạch Sanh là nhân vật nổi bật.

- Kết thúc truyện, số phận các nhân vật:

  • Thạch Sanh: cưới công chúa, lên ngôi vua

  • Mẹ con Lí Thông: bị sét đánh chết rồi hóa kiếp thành bọ hung

+ Qua diễn biến và kết thúc của truyện, tác giả dân gian muốn ca ngợi, phê phán hay nói lên ước mơ gì? Điều đó có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay?

Ước mơ lớn nhất của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội, phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa

Điều đó có liên quan tới cuộc sống ngày nay bởi cuộc sống này thiện ác phân minh, con người ta luôn hướng tới sự công bằng trong xã hội, sống nghĩa tình, ý nghĩa

+ Những chi tiết nào trong truyện là chỉ tiết hoang đường, kì ảo? Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện?

- Những chi tiết kì ảo trong truyện “Thạch Sanh” là:

   + Ngọc Hoàng sai thái tử xuống làm con nuôi cho hai vợ chồng già.

   + Bà vợ mang thai mấy năm mới đẻ.

   + Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ , chết để lại bộ cung tên bằng vàng.

   + Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục và lúc ra với quân giặc.

   + Niêu cơm của Thạch Sanh ăn mãi không hết.

=> Tác dụng: làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn và cuốn hút người xem, đọc

V. Đọc hiểu

* Câu hỏi giữa bài:

  • Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

  • Tính cách nào của Thạch Sanh được tác giả dân gian tập trung thể hiện trong phần 2? Hãy tìm một từ được lặp lại hai lần trong phần này để nói về tính cách ấy?

  • Thạch Sanh có những hành động dũng cảm nào trong phần (3)?

  • Em thử dự đoán khi Thạch Sanh xuống hang Lí Thông sẽ làm gì?

  • Khi xin cây đàn, Thạch Sanh có biết đó là cây đàn thần không?

  • Thạch Sanh đã cư xử với mẹ con Lý Thông như thế nào? Kết cục của mẹ con Lý Thông ra sao?

  • Thạch Sanh đã làm gì khiến cho quân chư hầu không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau và phải cúi đầu lạy tạ?

Bài Làm:

Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

Là thái tử, con trời hạ phàm đầu thai xuống gia đình nọ.

Tính cách nào của Thạch Sanh được tác giả dân gian tập trung thể hiện trong phần 2? Hãy tìm một từ được lặp lại hai lần trong phần này để nói về tính cách ấy?

Tính cách: Thật thà, ngay thẳng, dũng cảm, xả thân muốn cứu giúp, giúp đỡ người khác khi người ấy gặp khó khăn.

Từ được lặp lại 2 lần trong phần này: Thật thà

- Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay

- Thạch Sanh thật thà tin ngay.

Thạch Sanh có những hành động dũng cảm nào trong phần (3)?

Trông thấy đại bàng quắp theo một cô gái bay qua, Thạch Sanh không ngần ngại liền dùng cung tên vàng bắn. Chàng theo vết máu truy tìm chỗ nó ở.

Chàng xung phong xin xuống hang cứu công chúa, bắn mù hai mắt, vung búa chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đôi đầu con quái vật.

Cứu con trai vua Thủy Tề

Em thử dự đoán khi Thạch Sanh xuống hang Lí Thông sẽ làm gì?

Lí Thông sẽ giết Thạch Sanh nhằm cướp công về mình

Khi xin cây đàn, Thạch Sanh có biết đó là cây đàn thần không?

Không.

Thạch Sanh đã cư xử với mẹ con Lý Thông như thế nào? Kết cục của mẹ con Lý Thông ra sao?

Sau tất cả mọi chuyện, Thạch Sanh không giết họ và cho chúng về quê làm ăn

Kết cục của mẹ con Lý Thông: Đi nửa đường thì bị sét đánh chết rồi hóa thành bọ hung

Thạch Sanh đã làm gì khiến cho quân chư hầu không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau và phải cúi đầu lạy tạ?

Thạch Sanh cầm đàn ra đánh trước quân giặc, khiến cho binh sĩ các nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ tới chuyện đánh nhau nữa.

Thiết đãi họ bằng niêu cơm thần và hứa trọng thưởng cho ai ăn hết nhưng không một ai làm được.

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1Thạch Sanh thuộc thể loại nhân vật: dũng sĩ.

2. Các sự kiện chính trong truyện

+ Thạch Sanh ra đời.

+ Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông.

+ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông.

+ Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình.

+ Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công.

+ Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, bị cướp công.

+ Thạch Sanh diệt hồ tinh, cứu thái tử bị vu oan vào tù.

+ Thạch Sanh được giải oan lấy công chúa.

+ Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu, lên ngôi vua.

Chi tiết em thích nhất :.................................... Bởi vì............................................

(Ở đây các em có thể lựa chọn chi tiết bất kì và giải thích lí do)

3. Tính cách của Thạch Sanh:

- Cả tin, thật thà.

+ Tin lời đi canh miếu thay.

+ Tin lời chằn tinh của vua.

+ Tin lời xuống hang cứu công chúa.

- Vị tha, nhân hậu: Bị LT hãm hại rất nhiều lần nhưng không trả thù, cho về quê làm ăn.

- Anh hùng, tài giỏi.

+ Giết chằn tinh.

+ Giết đại bàng.

+ Cứu công chúa, thái tử Long cung.

+ Dẹp 18 nước.

+ Giỏi võ nghệ, đàn...

4. Các chi tiết hoang đường kì ảo

- Sự ra đời của Thạch Sanh: được Ngọc Hoàng cử xuống làm con, mẹ mang thai đến già mới đẻ.

- Thạch Sanh được các thiên thần dạy cho võ nghệ thần thông.

- Thạch Sanh giết chằn tinh.

- Thạch Sanh giết đại bàng.

- Thạch Sanh được tặng đàn thần.

- Thạch Sanh dùng đàn thần và niêu cơm thần đấu quân 18 nước chư hầu.

- Mẹ con Lí Thông biến thành bọ hung.

Những chi tiết này có tác dụng trong việc miêu tả Thạch Sanh:

- Miêu tả Thạch Sanh trong hình ảnh vĩ đại, tráng lệ, mạnh mẽ vì là con của trời, được phái xuống. 

- Miêu tả phẩm chất thật thà, vị tha, yêu chuộng hòa bình của Thạch Sanh.

5. Chi tiết kết thúc truyện: Thể hiện mong ước đổi đời của nhân dân và quan niệm cái thiện thắng cái ác, cái tốt thắng cái xấu, hòa bình thắng chiến tranh.

6. Bài thơ nhấn mạnh ý nghĩa: Sự vô ơn, lừa lọc, tiểu nhân...của Lí Thông >< Sự nhân hậu, vị tha, tài giỏi của Thạch Sanh.


Bài đăng

Ngữ văn 6 - Bài 8: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm - Kết nối tri thức

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Ngữ văn 6 - Bài 9: Lẵng quả thông - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 - Bài 8: Hai loại khác biệt - Kết nối tri thức

Thuyết Trình Về Gia Đình

Em hãy đóng vai là mầm non kể lại cuộc đời mình khi bị một số bạn học sinh cố tình giẫm đạp lên

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Ngữ văn 6 - Bài 8: Thực hành đọc: Tiếng cười không muốn nghe - Kết nối tri thức

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo