Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký)

 A. Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ngôi kể thứ nhất, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép,...), nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc người viết,...) của văn bản hồi kí hoặc du kí.

- Nhận biết và vận dụng được từ ngữ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn trong đọc, viết, nói và nghe.

- Viết và kể về một kỉ niệm của bản thân.

- Trân trọng tình mẫu tử và những kỉ niệm thời thơ ấu; yêu thiên nhiên, thích khám phá,...

B. KIẾN THỨC NGỮ VĂN

1. Kí

Định nghĩaKí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực. 

  • Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.
  • Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.

Tính xác thực của sự việc mà kí ghi chép được thể hiện qua một hoặc nhiều yếu tố cụ thể như thời gian (ngày, tháng, năm,...); địa điểm diễn ra sự việc; sự có mặt của người khác như người thân trong gia đình, bạn bè cùng tham gia vào một sự việc.

Ngôi kể: Người kể thường dùng theo ngôi thứ ba.

2. Người kể ngôi thứ nhất và người kể ngôi thứ ba

Người kể ngôi thứ nhất trong truyện hoặc ký thường xưng "tôi", trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua; trực tiếp thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình,...

Ví dụ: "Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và cuốn băng đen."

(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)

Người kể ngôi thứ ba là người ngoài cuộc, không tham gia câu chuyện, nhưng biết hết mọi việc, vì vậy có thể kể lại một cách tự do, linh hoạt toàn bộ những gì đã diễn ra.

Ví dụ: "Vua nâng gương hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước." 

(Sự tích Hồ Gươm)

3. Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn

- Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.

Ví dụ: Từ "ăn" có hơn 10 nghĩa, trong đó có các nghĩa như: a) đưa thức ăn vào cơ thể qua miệng (ăn cơm); b) ăn uống nhân dịp gì đó (ăn Tết); c) máy móc phương tiện giao thông tiếp nhận nhiên liệu (tàu ăn than);...
Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.

Ví dụđường với nghĩa chất kết tinh có vị ngọt (ngọt như đường) đồng âm với đường có nghĩa lối đi được tạo ra để nối các nơi (đường đến trường).

Trong câu mỗi từ thường chỉ được dùng với một nghĩa. Để hiểu đúng nghĩa của từ trong câu, cần dựa vào các từ ngữ xung quanh nó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người nói, người viết có thể cố ý dùng một từ theo hai nghĩa như một cách chơi chữ.

Ví dụ: Trong bài ca dao sau, tác giả đã cố ý dùng từ lợi theo hai nghĩa: "Bà già đi chợ Cầu Đông/ Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng/ Thầy bói gieo quẻ nói rằng/ Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn".

Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.

Ví dụ

+ Từ mượn tiếng Hàn (tiếng Trung Quốc): tác phẩm, văn học, sứ giả, hòa bình,...

+ Từ mượn tiếng Pháp: (nhà) ga, xà phòng, mùi soa, pa nô, áp phích,...

+ Từ mượn tiếng Anh: mít tinh, ti vi,...

Các từ đã được Việt hóa thì viết như tiếng Việt. Còn thuật ngữ khoa học thì cần viết theo nguyên trạng để dễ tra cứu khi cần thiết, ví dụ: acid, oxygen, hydro,... 

Mượn từ là một cách làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc chỉ nên mượn từ khi thật sự cần thiết và đã mượn thì phải tìm hiểu kĩ để sử dụng cho đúng.


Bài đăng

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thạch Sanh - Cánh Diều

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Thực hành tiếng việt trang 27 - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 1 Nếu cậu muốn có một người bạn - Kết nối tri thức với cuộc sống

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc: Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh) - Kết nối tri thức

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức