Ngữ văn 6 - Bài 7: Tự đánh giá: Sao không về vàng ơi - Cánh diều

 

Soạn bài: Tự đánh giá: Sao không về vàng ơi?

Đọc văn bản Sao không về Vàng ơi? (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 43, 44) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?

1. Tao đi học về nhà

Là mày chạy xổ ra

Đâu tiên mày rối rít

Cái đuôi mừng ngoáy tít

5. Rồi mày lắc cái đầu

Khịt khịt mũi, rung râu

Rồi mày nhún chân sau

Chân trước chồm, mày bắt

Bắt tay tao rất chặt

10. Thế là mày tất bật

Đưa vội tao vào nhà

Dù tao đi đâu xa

Cũng nhớ mày lắm đấy...

Hôm nay tao bỗng thấy

15. Cái cổng rộng thế này

Vì không thấy bóng mày

Nằm chờ tao trước cửa

Không nghe tiếng mày sủa

Như những buổi trưa nào

20. Không thấy mày đón tao

Cái đuôi vàng ngoáy tít

Cái mũi đen khịt khịt

Mày không bắt tay tao

Tay tao buồn làm sao!


25. Sao không về hả chó?

Nghe bom thằng Mỹ nổ

Mày bỏ chạy đi đâu?

Tao chờ mày đã lâu

Cơm phần mày để cửa

Sao không về hả chó?

Tao nhớ mày lắm đó

Vàng ơi là Vàng ơi!...

Kỉ niệm ngày mất chó 3 – 4 – 1967

TRẤN ĐĂNG KHOA

(Góc sân và khoảng trời, NXB Văn học, Hà Nội, 2006)

Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 9 )

Câu 1 trang 44 :Phương án nào nêu các biểu hiện riêng biệt của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả?

A. Có nhan đề, dòng thơ, khổ thơ

B. Có vần thơ và nhịp điệu

C. Có bối cảnh, nhân vật, sự việc

D. Có chi tiết và biện pháp tu từ

Chọn C. Có bối cảnh, nhân vật, sự việc

Câu 2 (trang 44): Phương án nào nêu đúng tác dụng của việc kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất?

A. Giúp người viết thể hiện được suy nghĩ, tình cảm với chú chó Vàng

B. Thấy được sự gắn bó giữa cậu bé và chú chó Vàng

C. Biết được nguyên nhân vì sao bị mất chú chó Vàng

D. Biết được chú chó Vàng hiện nay đang ở đâu và rất nhớ cậu chủ

Chọn A. Giúp người viết thể hiện được suy nghĩ, tình cảm với chú chó Vàng

Câu 3 (trang 45): Phương án nào nêu không đúng tác dụng của các từ láy xuất hiện ở đoạn thơ thứ nhất?

A. Miêu tả những hoạt động của chú chó Vàng

B. Thể hiện tình cảm và sự gắn bó giữa cậu bé với chú chó Vàng

C. Thông báo sự kiện cậu bé đi học về

D. Miêu tả sự mừng rỡ của chú chó Vàng

Chọn C. Thông báo sự kiện cậu bé đi học về

Câu 4 (trang 45): Đoạn thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất yếu tố miêu tả?

AĐầu tiên mày rối rít

Cái đuôi mừng ngoáy tít

Rồi mày lắc cái đầu

Khịt khịt mũi, rung râu

BHôm nay tao bỗng thấy

Cái cổng rộng thế này

Vì không thấy bóng mày

Nằm chờ tao trước cửa

C. Mày bỏ chạy đi đâu

Tao chờ mày đã lâu

Cơm phần mày để cửa

Sao không về hả chó?

DMày không bắt tay tao

Tay tao buồn làm sao

Sao không về hả chó?

Nghe bom thằng Mỹ nổ

Chọn A

Câu 5 (trang 45): Bài thơ Sao không về Vàng ơi? giống các bài thơ Lượm, Gấu con chân vòng kiềng ở điểm nào?

A. Thể thơ tự do, không vần

B. Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

C. Thơ của các nhà thơ Việt Nam

D. Các bài thơ bốn chữ, có tác giả

Chọn B. Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

Câu 6 (trang 45): Bài thơ Sao không về Vàng ơi? khác bài thơ Lượm ở điểm nào?

A. Mỗi câu thơ có bốn hoặc năm chữ

B. Có các yếu tố tự sự, miêu tả

C. Có nội dung viết về con vật

D. Có nhan đề và tác giả

Chọn C. Có nội dung viết về con vật

Câu 7 (trang 45): Phương án nào nêu đúng chủ đề của bài thơ Sao không về Vàng ơi?

A. Tình cảm gắn bó sâu nặng của cậu bé và chú chó Vàng

B. Nỗi lo lắng của cậu bé về việc chú chó Vàng chưa về

C. Sự vui sướng của cậu bé lúc gặp chú chó Vàng mỗi khi đi học về

D. Sự yêu thương, săn sóc của cậu bé với chú chó Vàng

Chọn A. Tình cảm gắn bó sâu nặng của cậu bé và chú chó Vàng

Câu 8 (trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn thơ thứ nhất?

A. Biện pháp ẩn dụ

B. Biện pháp so sánh

C. Biện pháp nhân hoá

D. Biện pháp hoán dụ

Chọn C. Biện pháp nhân hoá

Câu 9 (trang 46): Phương án nào nêu không đúng tác dụng của điệp từ “không” trong đoạn thơ thứ hai?

A. Nhấn mạnh sự thiếu vắng chú chó Vàng

B. Tạo ra sự tương phản về cảnh tượng ở đoạn thơ thứ nhất

C. Thể hiện cảm xúc buồn bã, trống trải của cậu bé (người kể chuyện)

D. Thể hiện nỗi buồn bã, trống trải của chú chó Vàng

Chọn D. Thể hiện nỗi buồn bã, trống trải của chú chó Vàng

Câu 10 (trang 46): Tóm tắt câu chuyện trong bài thơ bằng 3 – 4 dòng ngắn gọn.

Gợi ý 1:

Bài thơ kể về cậu bé có một chú chó tên là Vàng. Cậu bé với con chó của mình luôn gắn bó, quấn quýt, yêu thương nhau. Nhưng một ngày, Vàng biến mất đi, để lại sự trống trải trong lòng người bạn. Kể từ đó, lòng cậu bé không thôi ngóng trông đợi Vàng về.

Gợi ý 2:

Nhà cậu bé có nuôi một chú chó tên Vàng. Mỗi lần cậu bé đi học về là chú chó lại chạy ra mừng, đón chào cậu bé về nhà và đưa cậu vào nhà. Vì vậy mỗi bận đi đâu xa cậu bé đều rất nhớ Vàng. Bỗng một hôm, cũng trở về từ trường nhưng không thấy bóng Vàng nữa. Lí do là vì nghe bom Mỹ nổ nên Vàng sợ chạy đi mất. Cậu bé rất buồn, rất nhớ chú chó của mình đến mức ngày ngày mong ngóng và phần cơm để cửa. Nhưng sự thật là mãi mà Vàng vẫn chưa quay lại.

Hướng dẫn tự học

1. Đọc sách báo hoặc truy cập internet để tìm, thu thập, lựa chọn các tư liệu liên quan đến bài học (các bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả; biện pháp tu từ hoán dụ; đặc điểm và tác dụng).

2. Từ các bài thơ thu thập được, nhận biết và chỉ ra tác dụng của một số yếu tố tự sự, miêu tả trong mỗi bài thơ.

3. Thử làm một bài thơ ngắn có yếu tố tự sự, miêu tả (đề tài và thể thơ tự chọn).

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Thuyết Trình Về Gia Đình

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức