Ngữ văn 6 Bài 3 Thực hành tiếng Việt: Cụm động từ và cụm tính từ - Kết nối tri thức

Thực hành tiếng Việt: Cụm động từ và cụm tính từ

Câu 1. (trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức)

Tìm một cụm động từ trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Từ động từ trung tâm của cụm từ đó, hãy tạo ra ba cụm động từ khác.

Gợi ý 1:

- Một cụm động từ trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa: Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già.

- Trong câu này, "không thấy mẹ đâu cả" là một cụm động từ, có "thấy" là động từ trung tâm. Từ "không" trước động từ "thấy" có ý nghĩa phủ định. Từ "mẹ đâu cả" ở đằng sau chỉ đối tượng của hành động.

- Từ động từ trung tâm "thấy" của cụm từ đó, tạo ra ba cụm động từ khác:

Thoáng thấy có bóng người đi qua, tôi vội vàng chạy ra cổng ngóng xem mẹ đi chợ đã về hay chưa.

+ Về nhà, tôi không thấy ai cả, trong lòng lo lắng. Tôi gọi ngay cho mẹ hỏi xem tình hình bố tôi thế nào rồi.

+ Bạn sẽ không thể thấy những con khủng long như thế ngoài đời. 

Gợi ý 2:

- Các cụm động từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa: làm nứt nẻ đất ruộng, làm giòn khô những chiếc lá rơi, chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng, không bước xuống giường, thu tay vào trong bọc, đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò, để pha nước chè, đã mặc áo rét cả rồi, nhìn ra ngoài sân, làm bốc lên những làn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô, vội vơ lấy cái chăn, trùm lên đầu…

- Từ động từ trung tâm, tạo ra ba cụm động từ khác: Gợi ý

Cụm động từ

Động từ trung tâm

Ba cụm động từ mới

làm nứt nẻ đất ruộng

làm

làm bài tập về nhà, làm trời trở rét, làm gió mát hơn…

chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng

chơi

chơi đá bóng ở sân trường, chơi cờ vua ở trong lớp, chơi bóng chuyền với bạn…

không bước xuống giường

bước

bước khập khiễng trên phố, bước nhanh như gió, bước vội vàng đến trường…


Câu 2. (trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức)

Tìm cụm động từ trong những câu sau. Xác định động từ trung tâm và những ý nghĩa mà động từ đó được bổ sung.

a) Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng.

Cụm động từ: thấy đất khô trắng. "Thấy" là động từ trung tâm.

Ý nghĩa của động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự nhận biết, nhận thấy, quan sát được của Sơn. 

b) Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.

Cụm động từ: Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm. "Lật" là động từ trung tâm. 

Ý nghĩa của động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự thay đổi, xoay chuyển cái vỉ buồm theo hướng khác.

c) Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo

Cụm động từ: hăm hở chạy về nhà lấy áo. "chạy" là động từ trung tâm.

Ý nghĩa của động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự phấn khích, lòng nhiệt tình của chị Lan. 

Câu 3. (trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức)

Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam thường sử dụng kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ, chẳng hạn: Mẹ Sơn nghe thấy, đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan. Hãy tìm thêm trong văn bản này hai câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ và cho biết tác dụng của cách diễn đạt đó.

Hai câu trong văn bản Gió lạnh đầu mùa có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ:

- Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già.

Tác dụng của cách diễn dạt này: Nhấn mạnh sự sốt sắng của Sơn.

- Chúng nó thấy chị em Sơn, đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. 

Tác dụng của cách diễn dạt này: Nhấn mạnh hành động dè dặt, sợ sệt, dè chừng của đám trẻ con với hai chị em Sơn.

Câu 4. (trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức)

Tìm một cụm tính từ trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Với tính từ trung tâm của cụm từ đó, hãy tạo ra cụm tính từ khác. 

- Một cụm tính từ trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa: Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?

- Cụm tính từ khác: Tuy tôi và nó đã nhiều năm không gặp, nhưng tôi vẫn quý nó rất nhiều. 

Câu 5. (trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức)

Tìm cụm tính từ trong những câu sau. Xác định tính từ trung tâm và những ý nghĩa mà tính từ đó được bổ sung.

a) Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, Sơn thấy rõ như gần.

Ý nghĩa mà tính từ được bổ sung: Nhấn mạnh sự trong veo, trong suốt, có thể nhìn thấy rõ được của bầu trời.

b) Sơn bây giờ mới nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. 

Ý nghĩa mà tính từ được bổ sung: Nhấn mạnh sự khó khăn, thiếu thốn của mẹ em Hiên. 

Câu 6. (trang 75 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức)

Các câu sau có vị ngữ là một tính từ. Hãy mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ.

a) Gió rét.

Ngoài cửa sổ, gió vẫn rét quá, không thể ra ngoài được vào lúc này.

b) Tòa nhà cao.

Trải qua bao nhiêu, tòa nhà vẫn cao lênh khênh như thế, vút tầm mắt người qua đường. 

c) Cô ấy đẹp. 

Càng ngày cô ấy càng đẹp lên nhiều. 

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Ngữ văn 6 – Bài 10 : Trái Đất - Mẹ của muôn loài - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 - Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Ngữ văn 6 Bài 5 Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian) - Cánh Diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức