Ngữ văn 6 - Bài 8: Thực hành tiếng việt - Cánh diều

 

Soạn bài Thực hành tiếng Việt

1. Tìm từ Hán Việt trong câu sau: "Thái độ đối xử với động vật là một tiêu chí đánh giá sự văn minh của một cá nhân hoặc cộng đồng.". Em hiểu "văn minh" có nghĩa là gì? Cách đối xử với động vật như thế nào được coi là kém văn minh, lạc hậu?

- Từ Hán Việt: thái độ, động vật, tiêu chí, văn minh, cá nhân, cộng đồng.

- “Văn minh” là trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài người, có nền văn hoá vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng

- Cách đối xử với động vật được coi là kém văn minh, lạc hậu:

+ Hủy diệt môi trường sống của động vật;

+ Giết hại vô tội vạ các loài động vật;

+ Sử dụng các đồ như sừng tê giác, răng nanh hổ, da gấu, mật gấu,… chỉ để phục vụ sở thích của bản thân.

+ Hành hạ động vật.

2. Đọc các câu sau và thực hiện các yêu câu bên dưới: “Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chăng chịt. Lại có những hồ năm sâu trong đất liền lớn chăng kém gì biển cả.” (Khan hiếm nước ngọt).

a) Xếp các từ in nghiêng vào hai nhóm: từ thuần Việt, từ Hán Việt.

- Từ thuần Việt: đất liền, biển cả.

- Từ Hán Việt: đại dương, lục địa.

b) Xếp các từ thuần Việt, Hán Việt thành các cặp đồng nghĩa.

Các cặp từ đồng nghĩa: đất liền - lục địa; đại dương - biển cả.

c) Tìm thêm hoặc đặt câu có sử dụng một trong các từ đại đương, lục địa.

- Đại dương được ví là trái tim của Trái Đất.

- Bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi 70,8% là nước biển và được chia thành 5 đại dương.

3. Phân tích văn bản Khan hiếm nước ngọt:

a) Chủ đề của văn bản là gì?

- Chủ đề: Sự khan hiếm nước ngọt ngày nay.

b) Xác định các đoạn văn và chủ đề của mỗi đoạn.

- Đoạn 1 (Từ đầu đến …nhầm to): Nhầm tưởng về việc không bao giờ thiếu nước trên trái đất.

- Đoạn 2 (Từ Đúng là bề mặt… đến …trập trùng núi đá): Lí do khan hiếm nước ngọt.

- Đoạn 3 (Còn lại): Phương hướng giải quyết vấn đề khan hiếm nước ngọt.

c) Nội dung các đoạn văn phục vụ cho chủ đề của văn bản như thế nào?

- Đoạn 1: Giới thiệu vấn đề nước ngọt khan hiếm.

- Đoạn 2: Chứng minh vì sao nước ngọt khan hiếm.

- Đoạn 3: Đưa ra giải pháp tiết kiệm nước ngọt.

d) Dựa vào hiểu biết về các phép liên kết đã học ở tiểu học, hãy chỉ ra và phân tích một phép liên kết câu ở một đoạn văn trong văn bản.

- Ở đoạn 1, tác giả sử dụng phép liên kết câu thay thế khi chọn những từ đồng nghĩa về biển: đại dương, biển cả,…

- Ở đoạn 3:  Nước ngọt đang ngày càng khan hiểm và muốn có nước sạch, hợp vệ sinh để dùng rất tốn kém. Vì vậy, cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.

Sử dụng phép nối là quan hệ từ: "Vì vậy" tạo liên kết giữa các câu trong đoạn văn.

4. Đọc và đặt nhan đề phù hợp cho văn bản sau:

"Một buổi tối, tôi cùng Gia-ca-ri-a ( Zakaria), đứa con trai lên tám của tôi, đọc tạp chí truyền hình để chọn chương trình xem.

- Có một cuộc thi hoa hậu nè!- Tôi phấn khởi nói

Gia-ca-ri-a hỏi tôi thi hoa hậu là gì. Tôi giải thích rằng đó là cuộc thi chọn ra người phụ nữ đẹp nhất và tốt bụng nhất.

Ngay sau đó, con trai tôi đã làm tôi vô cùng xúc động khi ngạc nhiên hỏi tôi:

- Mẹ ơi, sao mẹ không tham dự cuộc thi đó?"

( Theo sách Hạt giống tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống)

Nhan đề: - Người phụ nữ đẹp nhất.

     Hoặc - Ai mới là hoa hậu thực sự ?

5. Đọc các đoạn văn sau và tìm câu chủ đề của mỗi đoạn

a. Chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ có một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về hậu quả. Khi các thú cưng không được chăm sóc tốt, kết quả sẽ thấy rõ ràng trong thực tế. Ví dụ: Nếu cá không được cho ăn, cá sẽ chết, nếu chó không được vận dụng, chó sẽ bị cuồng chân, khi chuồng của một con chuột lang không được cọ rửa thì nó sẽ có mùi khó chịu...

b. Động vật không xa lạ với cuộc sống con người, gần như mỗi chúng ta đều có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên. (...) Hẳn nhiều người đều từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến " hành quân" tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cảnh cam làm cánh diều thả chơi. Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên những bức tranh kí ức về thời ấu thơ tươi đẹp. 

c. Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê. Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.

Câu chủ đề của mỗi đoạn:

a) Chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ có một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về hậu quả.

b) Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều từng có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên.

c) Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.

6. Chọn một trong hai đề sau:

a. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) với câu chủ đề: Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật.

Gợi ý 1:

Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật. Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ các loài động vật. Trước hết, Nhà nước cần xử lí nghiêm các hành vi buôn bán động vật hoang dã trái phép. Đồng thời, các bộ luật về vấn đề bảo vệ động vật cần được ban hành. Nhưng quan trọng nhất, mỗi người cần phải có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi cũng như các loài động vật hoang dã. Động vật không hề xa lạ mà vô cùng gắn bó với cuộc sống của con người.

Gợi ý 2:

Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều từng có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên. Những động vật nuôi trong nhà giống như những người bạn, chúng giúp các em nhỏ hình thành và rèn luyện được khả năng biết chăm sóc và yêu thương. Bên cạnh đó các loại động vật trong tự nhiên cũng đóng góp vai trò to lớn trong hệ sinh thế và môi trường sống của con người. Mỗi loài động vật đóng một vai trò khác nhau, chúng thúc đẩy và kìm hãm lẫn nhau tạo nên môi trường sống cân bằng. Chính vì vậy chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật.

b. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) với câu chủ đề: Chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm.

Gợi ý 1:

Chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm. Nước chiếm 70% cơ thể của một con người. Vì vậy nước (hay nước ngọt) là điều vô cùng thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, bởi vì một số hành động vô ý thức như: vứt rác bừa bãi, lãng phí nước ngọt,... mà con người đang đứng trên nguy cơ bị giảm thiểu nước ngọt một cách trầm trọng. Có những nơi trên thế giới không có nước ngọt để sử dụng như một số nước ở châu Phi. Vì vậy, sử dụng nước hợp lí, tiết kiệm là chung tay bảo đảm cuộc sống của con người, bảo vệ Trái Đất khỏi nguy cơ diệt vong.

Gợi ý 2:

Chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm. Bởi nguồn nước không chỉ đang ngày càng cạn kiệt mà còn đang trở nên ô nhiễm. Suy nghĩ trái đất chẳng có gì nhiều như nước quả là sai lầm. Đúng là khoảng tám mươi phần trăm thế giới là nước. Nhưng đó không phải là nước ngọt mà con người có thể sử dụng được. Hơn nữa chúng ta có thể nhịn ăn trong vài ngày, nhưng lại không thể sống thiếu nước trong vài giờ. Hãy sử dụng tiết kiệm nước ngọt bởi nó có một tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc sống của nhân loại.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức