Ngữ văn 6 Bài 5 Viết: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự việc - Cánh Diều

Soạn bài Viết: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự việc

1. Định hướng

a) Định nghĩa: Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội.

b) Các bước: Muốn viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện, các em cần:

Ví dụ: Ba văn bản: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập, Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ, Giờ Trái Đất đều là các văn bản thuyết minh về các văn bản thuyết minh về các sự kiện. Các văn bản này đều có những điểm chung sau đây:

- Nêu lên sự kiện được thuật lại ở tiêu đề của văn bản.

- Tóm tắt thông tin quan trọng về sự kiện bằng sa pô.

- Thuật lại sự kiện bằng cách nêu các sự việc cụ thể và sắp xếp các sự kiện ấy theo trật tự thời gian (mở đầu, diễn biến và kết thúc). Với mỗi sự việc cụ thể, thường nên thời gian và địa điểm diễn ra sự việc ấy.

- Đưa thêm các ý kiến, ảnh tư liệu có liên quan nhằm cung cấp thêm thông tin về sự kiện.

- Chủ yếu sử dụng kiểu câu trần thuật, nhiều câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn,... để thuật lại sự kiện.

2. Thực hành

Bài tậpỞ địa phương hoặc ở trường em, mọi người thường nhắc đến những sự kiện lớn nào đã diễn ra? Hãy chọn một sự kiện mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện đó. Trình bày bài viết theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin. 

a) Chuẩn bị

- Chọn sự kiện để thuật lại. 

- Thu thập thông tin về sự kiện từ các nguồn khác nhau như sách báo, internet,...

- Dự kiến cách trình bày bài viết: theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.

- Dự kiến bố cục của bài (theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin).

b) Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Dựa vào mục a) ở trên, hãy tìm hiểu:

+ Sự kiện đó xảy ra khi nào? Ở đâu? Liên quan đến những ai?

+ Đâu là sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc?

+ Có những hình ảnh nào được dùng để minh họa cho sự kiện?

Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được ở trên, lựa chọn và sắp xếp theo ba phần của bài viết.

Theo cách truyền thốngTheo đồ họa thông tin

+ Sa pô (nếu có): Giới thiệu tóm tắt về sự kiện.

+ Mở bài: Nêu tên sự kiện, thời gian xảy ra sự kiện.

+ Thân bài: Nêu các sự việc cụ thể và sắp xếp các sự việc ấy theo trật tự thời gian; các hình ảnh có liên quan nhằm cung cấp thêm thông tin về sự kiện.

+ Kết bài: Nêu sự việc kết thúc sự kiện.

+ Nội dung chính giống như cách truyền thông.

+ Lựa chọn một kiểu đồ họa để trình bày các thông tin chính, ngắn gọn.

 

 

 

c) Viết

Theo cách truyền thốngTheo đồ họa thông tin

+ Đặt tiêu đề cho bài viết (nếu có).

+ Viết sa pô.

+ Viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài theo dàn ý đã lập.

+ Trình bày thông tin theo một mẫu đồ họa nhất định.

+ Nội dung ngắn gọn, bao gồm: tiêu đề và nội dung (chữ viết, hình ảnh, kí hiệu).
 

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

- Đọc lại bài viết hoặc đồ họa thông tin.

- Xem xét, phát hiện và sửa được các lỗi về nội dung thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian và các lỗi về hình thức trình bày.

 

Gợi ý một bài thuyết minh thuật lại sự việc nhờ đồ họa thông tin:

Các em lưu ý các điểm sau cần làm rõ:

+ Tiêu đề

+ Dưới tiêu đề các mốc các năm mà Việt Nam đã khống chế được dịch bệnh khó khăn.

+ Dưới các mốc là lí do vì sao Việt Nam thành công.

+ Phần cuối sơ đồ là giải thích các khái niệm khoa học trong bảng.

+ Liên hệ với thực trạng khống chế dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

→ Khẳng định: Việt Nam kiểm soát được Covid-19 thành công cũng như các dịch bệnh trước đây là do sự đoàn kết, ý thứ của cả nhà nước và người dân. Những chiến dịch này chính là biểu hiện của tinh thần đoàn kết dân tộc có từ ngàn xưa của Việt Nam.

Bài tập: Ở địa phương hoặc ở trường em, mọi người thường nhắc đến sự kiện lớn nào đã diễn ra? Hãy chọn một sự kiện mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện đó. trình bày bài viết theo các truyền thống hoặc đồ họa thông tin

Bài làm

Ngày nhà giáo Việt Nam là một ngày kỉ niệm được tổ chức hàng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày nhà giáo, ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.

1. Những ngày đầu tháng mười một, các giáo viên ở tất cả các trường trong cả nước lại sôi động với những phong trào, thi đua, các hoạt động giảng dạy tốt để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, đây cũng là ngày để các thế hệ học trò tri ân tới những thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người. Vào ngày 20/11, từ lâu đã được xem là một ngày lễ "tôn sư trọng đạo" để tôn vinh các nhà giáo, người đã đứng trên bục giảng hằng ngày truyền đạt những tri thức quý báu và cách sống trở thành người có ích cho xã hội cho những thế hệ học trò. Đây cũng là dịp để thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn, tri ân của mình tới những "người đưa đò thầm lặng" trên bến sông cuộc đời.

2. Lịch sử của ngày nhà giáo Việt Nam bắt đầu từ một tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ thành lập ở Pari (Pháp) vào hồi tháng 7 năm 1946 có tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục)

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã mở rộng quan hệ với FISE để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, tố cáo tội ác của bọn xâm lược đối với nhân dân ta nói chung và với các thầy cô giáo, học sinh nói riêng.

Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 8 năm 1975 tại thủ đô Warszawa (Ba Lan) đã diễn ra một buổi hội nghị FISE với 57 quốc gia tham dự, trong đó có Giáo dục Công đoàn Việt Nam và quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này, lần đầu tiên được tổ chức tại khu vực phía bắc của nước ta vào năm 1958. Nhiều năm sau ngày này cũng được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền nam.

Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam". Ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành Giáo dục Việt Nam và gắn liền với phong tục tập quán của nước ta.

3. Như trở thành thông lệ, vào ngày 20/11 tất cả các trường trong cả nước lại nô nức với các hoạt động do những học sinh trong trường thực hiện như: Thi văn nghệ, lễ mít-tinh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi cắm hoa... và nhiều hoạt động có ý nghĩa khác. Và vào những ngày này tất cả các thế hệ học trò, cũng như những ngành nghề khác trong xã hội đều giành thời gian để chia sẻ và tri ân tới những người thầy, cô từng ngày âm thầm lặng lẽ cống hiến hết cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người của đất nước.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Ngữ văn 6 - Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 – Bài 10 : Trái Đất - Mẹ của muôn loài - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức