Ngữ văn 6 – Bài 10: Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro - Chân trời sáng tạo

 Ngữ văn 6 – Bài 10: Đọc: Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro (Văn Quang, Văn Tuyên)

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả: Văn Quang, Văn Tuyên.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: In trên báo ảnh Dân tộc và miền núi, 2007.

- Thể loại: Văn bản thông tin.

* Bố cục:

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến …sung túc của gia chủ): Trước khi cúng

- Phần 2 (Tiếp theo đến …vũ trụ và con người): Trong khi cúng

- Phẩn 3 (Còn lại): Sau khi cúng xong.

Tóm tắt tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro

Lễ cúng Thần Lúa là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro được tổ chức định kì hằng năm sau khi thu hoạch lúa. Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu. Cây nêu làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt, gắn ông chim chèo bẻo, gắn lông gà. Buổi sáng, những người phụ nữ đi rước hồn lúa. Buổi trưa, lễ cúng bắt đầu khi lễ vật được chuẩn bị đầy đủ. Già làng hoặc chủ nhà đảm trách việc đọc lời khẩn trình bày tấm lòng thành phù hộ mọi thứ tốt lành. Trong suốt quá trình làm lễ đều có nhạc đệm của dàn công chiêng. Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.

* Chuẩn bị đọc

1. Cây lúa có vai trò như thế nào đối với đời sống của người Việt Nam?

Trả lời:

Cây lúa đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
+ Cây lúa cung cấp lương thực cho con người. Lúa cho thóc, gạo dùng làm cơm trong các bữa ăn hàng ngày. Từ gạo người ta cũng có thể làm ra được các loại bánh như bánh chưng, bánh giầy, bánh nếp,... Từ gạo người ta cũng làm ra bún, phở...
+ Cây lúa không chỉ là yếu tố không thể thiếu trong đời sống vật chất mà trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, lúa cũng đóng vai trò rất quan trọng. Cây lúa là biểu tượng của nền văn minh lúa nước.

2. Hãy chia sẻ với các bạn một lễ hội về cây lúa mà em biết?

Trả lời:

 - Người H'rê ở làng Vi Ô Lắc (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông) có truyền thống làm lúa nước nên các sinh hoạt tín ngưỡng đa phần gắn liền với chu kỳ vòng đời của cây lúa. Hằng năm, người dân làng Vi Ô Lắc thường tổ chức nhiều lễ hội liên quan đến cây lúa.

- Với đồng bào H’rê ở làng Vi Ô Lắc, cây lúa nước có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân, bởi đây không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống mọi người mà còn là nguồn thu nhập chính của mỗi gia đình. Vì thế, những nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây.

- Hằng năm, đồng bào H’rê ở làng Vi Ô Lắc vẫn duy trì việc tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến việc trồng cấy, thu hoạch lúa như: lễ đón bầu nước thiêng, gieo mạ, cấy lúa, thu hoạch lúa, đón lúa về kho...

- Trước khi bắt tay vào việc xuống giống gieo trồng, dân làng tổ chức một nghi lễ khá long trọng đó là lễ đón bầu nước thiêng. Nghi lễ này đánh dấu sự mở đầu cho một năm trồng cấy nhằm để tạ ơn dòng suối La Hênh (hay còn gọi là suối Hồi Môn) đã cung cấp nguồn nước tưới cho đồng ruộng và nguồn nước sinh hoạt của dân làng.

Sau nghi lễ này, dân làng sẽ bắt tay vào việc chuẩn bị đất và thực hiện những nghi lễ gieo mạ, cấy lúa...       

- Vào tháng Ba, già làng uy tín nhất trong Hội đồng già làng sẽ quyết định chọn ngày để mở cửa kho thóc và chuẩn bị cho lễ gieo mạ. Trong ngày mở cửa kho thóc, người ta sẽ đưa những bó lúa từ kho qua cột thiêng (cột để treo lễ vật cúng thần), ghè rượu, cối thiêng (cối để giã gạo làm bánh cúng thần), cửa buồng thiêng (nơi linh thiêng mà thần linh trú ngụ và kiểm soát mọi hành vi ứng xử của người H’rê trong căn nhà của họ) rồi tới cây nêu dựng ở ngoài cửa buồng thiêng. Sau nghi lễ này, thóc sẽ được mang ra ngâm ủ, lên mộng và gieo mạ. Đến khi cây mạ đủ tuổi để cấy, người H’rê lại thực hiện một nghi lễ khác là lễ cấy lúa. Tới tháng Sáu, dân làng Vi Ô Lắc còn tiến hành thêm một nghi lễ để cầu mong cho cây lúa được sinh sôi, phát triển tốt...

- Đến tháng Tám, khi lúa bắt đầu chín, Hội đồng già làng sẽ họp bàn để chọn ra một ngày thực hiện nghi lễ đón lúa từ ruộng về kho thóc.

- Vào tháng Mười, người dân làng Vi Ô Lắc còn tổ chức một nghi lễ cúng ruộng lúa khác nữa đó là Tết chuột.

- Những lễ hội về cây lúa của người H’rê không chỉ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng thần linh mà còn là dịp để bà con trong làng gặp gỡ, giao lưu trao đổi với nhau về những vấn đề trong cuộc sống.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Cây nêu trong lễ cúng Thần Lúa được làm bằng vật liệu gì và có hình thù như thế nào?

-  Cây nêu trong lễ cúng Thần Lúa được làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa

-  Cây nêu trong lễ cúng Thần Lúa có hình thù là:

+ Ngọn của cây nêu có hình bông lúa lớn, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt và bốn tia tỏa ra bốn hướng: hai tia gắn lông chim chèo bẻo, hai tia gắn lông gà

II. Đọc hiểu văn bản

1. Giới thiệu về người Chơ-ro và lễ cúng Thần Lúa

- Giới thiệu người Chơ-ro:

+ Tên gọi khác: Đơ-ro, Châu-ro.

+ Sinh sống tại Đồng Nai.

- Giới thiệu về lễ cúng Thần Lúa:

+ Thể hiện mối giao hòa, gắn bó giữa con người với thiên nhiên, cùng ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

+ Cũng được xem là Tết của người Chơ-ro.

2. Lễ cúng Thần Lúa

- Giới thiệu chung:

+Vị trí: Là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro, lễ hội lớn nhất của cộng đồng.

+ Thời gian: Được tổ chức định kì hàng năm, thường diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch, sau khi thu hoạch.

+ Ý nghĩa: Là dịp để đồng bào tạ ơn thần linh đã cho mùa bội thu, cầu xin mưa thuận gió hòa để mùa vụ năm sau no đủ.

- Tiến trình lễ cúng:

+ Bắt đầu bằng việc làm cây nêu.

+ Buổi sáng, những người phụ nữ đi rước hồn lúa.

+ Lễ cúng chính thức.

+ Sau khi cúng, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.

3. Ý nghĩa lễ cúng Thần Lúa và cảm nhận của nhân vật tôi

- Là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú di sản văn hóa của cuộc sống.

- Cảm nhận của nhân vật: Thấy rõ sự gắn bó ân tình giữa con người với thiên nhiên, lòng biết ơn của con người với những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Văn bản đã cung cấp thông tin về người Chơ-ro và lễ cúng Thần lúa.

2. Nghệ thuật

Văn bản thông tin bố cục hợp lí, thông tin chân thực, chính xác.

* Suy ngẫm và phản hồi

1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một văn bản thông tin? Theo em văn bản này được viết nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một văn bản thông tin, đó là:

+ Văn bản trên có mục đích chuyển tải thông tin về một lễ cúng, đó là: lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro

Có Sa- po là đoạn văn ngắn nằm ngay dưới nhan đề, nhằm tóm tắt nội dung văn bản:

     Người Chơ – ro, còn gọi là Đơ – Ro, là một trong những tộc người có mặt sớm nhất trên vùng đất Đồng Nai. Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ – ro thể hiện mối giao hòa, gắn bó giữa con người và thiên nhiên, cùng ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây cũng được xem là Tết của người Chơ – ro.

+  Các hoạt động của văn bản được trình bày theo trình tự thời gian: 

bắt đầu lễ, đến trong quá trình làm lễ, đến khi kết thúc lễ cúng.

+ Kết hợp tường thuật với miêu tả, biểu cảm, kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

+ Thông tin về sự kiện đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy.

2. Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro gồm những hoạt động nào? Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự nào?

Trả lời:

- Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro gồm những hoạt động là:

+ Làm cây nêu

+ Rước hồn lúa

+ Mang gùi ra rẫy

+ Vái các thần linh, cắt bụi lúa đem về

+ Đọc lời khấn

+ Dự tiệc

- Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự là thời gian: 

+ Bắt đầu lễ bằng việc làm cây nêu, trong quá trình làm lễ cúng diễn ra các hoạt động và kết thúc lễ cúng mọi người cùng dự tiệc.

3. Trong đoạn văn sau câu nào tường thuật sự kiện, câu nào miêu tả sự kiện, câu nào thể hiện cảm xúc của người viết?

  Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc. Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác. Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn chia,... Thật tưng bừng, náo nhiệt!

Trả lời:

- Trong đoạn văn sau câu tường thuật sự kiện là:

+ Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.

+ Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác.

- Trong đoạn văn sau câu miêu tả sự kiện là:

+ Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn chia,...

- Trong đoạn văn sau câu miêu tả sự kiện là:

+ Thật tưng bừng, náo nhiệt!

4. Văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có phải là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện? Hãy lí giải?

Trả lời:

- Văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.

- Lí giải:

+ Vì văn bản này đã giới thiệu, thuyết minh về sự kiện Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, giúp người đọc hình dung được quá trình diễn biến của sự kiện và các thông tin liên quan.

+ Văn bản cũng trình bày các hoạt động theo trình tự thời gian.

+ Kết hợp tường thuật với miêu tả, biểu cảm, kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

+  Thông tin về sự kiện đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy.

5. Văn bản giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

Trả lời:

- Văn bản giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là:

+ Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một nét sinh hoạt văn hoá độc đáo, góp phần làm phong phú di sản văn hoá của dân tộc. 

+ Qua lễ hội em cảm nhận rõ mối giao hoà, gắn bó ân tình giữa con người với thiên thiên, ước mơ của con người về cuộc sống ấm no, hạnh phúc và lòng biết ơn của con người với những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.

Bài đăng

Ngữ văn 6 - Bài 8: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm - Kết nối tri thức

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Ngữ văn 6 - Bài 9: Lẵng quả thông - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 - Bài 8: Hai loại khác biệt - Kết nối tri thức

Thuyết Trình Về Gia Đình

Em hãy đóng vai là mầm non kể lại cuộc đời mình khi bị một số bạn học sinh cố tình giẫm đạp lên

Ngữ văn 6 - Bài 8: Thực hành đọc: Tiếng cười không muốn nghe - Kết nối tri thức

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ văn 6 - Bài 8: Bài tập làm văn - Kết nối tri thức

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo