Ngữ văn 6 – Bài 11: Làm thế nào để giúp Cô Bé Rắc Rối lựa chọn sách? - Chân trời sáng tạo

 Ngữ văn 6 – Bài 11: Bạn sẽ giải quyết việc này như thế nào?

Đọc: Tình huống 1

 Làm thế nào để giúp Cô Bé Rắc Rối lựa chọn sách?

Câu hỏi trang 98, sgk Tiếng Việt lớp 6:

Nếu em là một thành viên của Câu lạc bộ Đại sứ văn hóa đọc thì em sẽ giúp Cô Bé Rắc Rối cũng như các bạn rơi vào tình huống tương tự giải quyết vấn đề này như thế nào?

Trả lời:

- Nếu em là một thành viên của Câu lạc bộ Đại sứ văn hóa đọc thì đầu tiên em sẽ hướng dẫn cô bé cách chọn lựa những quyển sách phù hợp với thế mạnh của cô bé. 

- Nếu cô bé thích làm hướng dẫn viên du lịch thì chọn những cuốn sách khám phá về các nước trên thế giới, bên cạnh đó đan xen những quyển sách về cuộc sống hoặc về cách làm tốt trong công việc của mình. 

- Sau đó, e sẽ cùng cô bé, học cách đọc sách đúng, khi đọc hết mỗi cuốn sách cô bé rút ra được những gì và bài học cho chính cuộc sống của cô bé.

 Như vậy cô bé sẽ thấy việc đọc sách không khó và nhàm chán như bản thân từng nghĩ.

Hướng dẫn giải quyết tình huống

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết.

a) Đọc hiểu tình huống.

- Cô bé trong bức thư tên gì?  Học lớp mấy? Thông tin về tên gọi, khối lớp giúp em hiểu gì về đối tượng cần hỗ trợ?

Cô Bé Rắc Rối - Học lớp 6 - Thông tin về tên gọi và khối cho thấy rằng bạn bằng tuổi, sẽ có chung suy nghĩ và những vấn đề tâm lý như em.

- Cô bé nghĩ như thế nào về chơi game, lướt web và đọc sách? Suy nghĩ của cô bé suy nghĩ của mẹ như thế nào?

Cô bé thấy chơi game, lướt web rất thú vị. Chơi game thì vui còn lướt web thì biết nhiều tin tức, làm quen nhiều bạn, khám phá nhiều vùng đất mới. Đọc sách thì không thú vị bằng.

Cô bé thấy vì thích học du lịch nên lướt web sẽ giúp biết nhiều thứ. Còn mẹ thì khăng khăng là phải đọc sách và biết cách đọc sách.

- Em hiểu như thế nào là “biết cách đọc sách”?

Biết cách đọc sách là đọc có phương pháp phù hợp để đạt hiệu quả nhất khi đọc sách.

- Theo em, Câu lạc bộ Đại sứ văn hóa đọc là như thế nào?

Là câu lạc bộ quan tâm đến vấn đề đọc sách, có cùng đam mê đọc sách, muốn lan tỏa những ý nghĩa tích cực về đọc sách đến mọi người.

b) Nhận biết vấn đề trọng tâm.

- Vấn đề trọng tâm của tình huống này là gì?

Tìm loại sách phù hợp với cô bé.

- Dựa trên căn cứ nào để xác định vấn đề trọng tâm?

+ Bạn nêu ra vấn đề: Không thấy đọc sách thú vị.

+ Bạn nêu ra sở thích: thích làm về du lịch.

+ Bạn phân vân không biết chọn vì có quá nhiều cuốn sách.

Bước 2: Tìm kiếm và lựa chọn giải pháp.

a) Thu thập thông tin, ý tưởng.

- Liệt kê những hiểu biết mà em cho là cần thiết để giải quyết tình huống. Ví dụ: sách và vai trò của sách, cách chọn sách phù hợp với lứa tuổi, phương pháp đọc sách, những hiểu biết về thư viện trường,...

+ Vai trò của sách:

  • Cung cấp tri thức.
  • Giải trí.

+ Cách chọn sách phù hợp:

  • Tham khảo ý kiến.
  • Lựa chọn theo định hướng kết hợp với sở thích.

+ Thư viện trường:

  • Là nguồn sách uy tín, chất lượng.
  • Có phân ra các lớp học tiện cho việc tìm kiếm.
  • Là nơi yên tĩnh, có thể tập trung.

- Lựa chọn những cách thức phù hợp để thu thập thông tin, ý tưởng:

+ Em có thường xuyên đọc sách không? Loại sách nào em đọc nhiều nhất? Em gặp khó khăn gì khi đọc sách?

Em thường xuyên đọc sách.

Loại sách em thích nhất là những cuốn truyện ngắn.

Khó khăn khi đọc: Có nhiều sách khó lựa chọn, có nhiều cuốn sách vượt quá tầm hiểu biết,...

+ Nhớ lại xem đã gặp những tình huống nào tương tự và mình đã giải quyết như thế nào, kết quả ra sao.

Hỏi mọi người xung quanh (đặc biệt là thầy cô) để nhận lời khuyên.

Từ những cuốn được giới thiệu, đọc tiêu đề, review để lựa chọn cuốn phù hợp.

Tìm kiếm trên mạng thêm.

+ Hỏi người phụ trách thư viện thầy cô giáo, bố mẹ, anh chị; đọc sách báo, truy cập Internet và tham khảo các cách giải quyết tình huống.

b) Tìm kiếm giải pháp: Một vài gợi ý:

- Viết một lá thư hoặc bài văn trao đổi với Cô Bé Rắc Rối về tình huống cô gái gặp phải. Nhân đó bàn luận về vai trò, giá trị của sách, các phương pháp đọc sách và cách lựa chọn sách phù hợp.

- Sáng tác bài thơ, câu chuyện, sáng tác một truyện tranh về những vấn đề xoay quanh việc đọc sách của Cô Bé Rắc Rối, thực hiện một đoạn phim ngắn gửi đến Cô Bé Rắc Rối. Từ đó, gửi gắm thông điệp về vai trò, giá trị của sách, các phương pháp đọc sách và cách lựa chọn sách phù hợp.

c) Lựa chọn giải pháp: Cần cân nhắc:

- Thế mạnh của em là gì (khả năng viết, vẽ, thực hiện đoạn phim ngắn,...)?

- Nên sử dụng kiểu bài nào trong các kiểu bài mà em đã học để thể hiện giải pháp? Em có những hiểu biết và kỹ năng gì để có thể tạo lập các kiểu bài ấy?

Ví dụ:

Vẽ cần kĩ năng hội họa, tư duy bố cục, sự phối hợp màu sắc,...

Viết bài văn thì phải nắm được kiểu bài, bố cục, cần lấy lí lẽ dẫn chứng thuyết phục,...

...

- Em có các điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian như thế nào để thực hiện?

Về cơ sở vật chất: Máy tính, tư liệu, điện thoại, tranh ảnh, clip,...

Về thời gian: Phân chia thời gian nào thực hiện, thời gian nào học,... là hợp lí.

Bước 3: Thực hiện.

Lập kế hoạch thực hiện giải pháp bằng dàn ý, sơ đồ. Tiến hành thực hiện sản phẩm theo giải pháp đã lựa chọn.



Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Thuyết Trình Về Gia Đình

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực

Ngữ văn 6 – Bài 10 : Trái Đất - Mẹ của muôn loài - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 - Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức