Đề thi giữa kì 2 - Khoa học lớp 6 - Kết nối tri thức

 Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 1)

Câu 1: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?

A. Mặt dưới của lá.

B. Mặt trên của lá.

C. Thân cây.

D. Rễ cây.

Câu 2: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?

A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa.

B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa.

C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.

D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức.

Câu 3: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?

A. Hình thái đa dạng.

B. Có xương sống.

C. Kích thước cơ thể lớn.

D. Sống lâu.

Câu 4: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. 

B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.

C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.

D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.


Câu 5:
 Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?

A. Nhóm cá.

B. Nhóm chân khớp.

C. Nhóm giun.

D. Nhóm ruột khoang.

Câu 6: Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?

A. Hoang mạc.

B. Rừng ôn đới.

C. Rừng mưa nhiệt đới.

D. Đài nguyên.

Câu 7: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:

 A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.

B. Số lượng loài và môi trường sống.

C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.

D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.

Câu 8: Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (5).

C. (1), (3), (4).

D. (2), (4), (5).

Câu 9: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.

B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.

C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.

D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.

Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.

B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi.

C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi.

D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người.

Câu 11: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

A. Cung cấp thức ăn.

B. Ngăn biến đổi khí hậu.

C. Giữ đất, giữ nước.

D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.

Câu 12: Động vật có xương sống bao gồm:

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.

C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.

D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

Câu 13: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

A. Nấm hương.

B. Nấm mỡ.

C. Nấm men.

D. Nấm linh chi.

Câu 14: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?

A. Ruồi, chim bồ câu, ếch.

B. Rắn, cá heo, hổ.

C. Ruồi, muỗi, chuột.

D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.

Câu 15: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?

A. Thảo nguyên.

B. Rừng mưa nhiệt đới

C. Hoang mạc.

D. Rừng ôn đới.

Câu 16: Đơn vị của năng lượng là:

A. N.          B. kg.            C. J.         D. kg. N.

Câu 17: Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua:

A. Tác dụng lực.

B. Truyền nhiệt.

C. Ánh sáng.

D. Cả A và B.

Câu 18: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào có lực tác dụng mạnh nhất?

A. Năng lượng của gió làm quay cánh chong chóng.

B. Năng lượng của gió làm cánh cửa sổ mở tung ra.

C. Năng lượng của gió làm quay cánh quạt của tua - bin gió.

D. Năng lượng của gió làm các công trình xây dựng bị phá hủy.

Câu 19: Dạng năng lượng tích trữ trong cánh cung khi được kéo căng là

A. động năng.

B. hóa năng.

C. thế năng đàn hồi.

D. quang năng.

Câu 20: Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho máy tính thông qua biểu hiện:

A. ánh sáng.

B. âm thanh.

C. nhiệt do máy tính phát ra.

D. cả 3 đáp án trên.

Câu 21: Loại năng lượng nào làm máy phát điện ở nhà máy thủy điện tạo ra điện?

A. năng lượng thủy triều.

B. năng lượng nước.

C. năng lượng mặt trời.

D. năng lượng gió.

Câu 22: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?

A. Tảng đá nằm trên mặt đất.

B. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.

C. Con thuyền chạy trên mặt nước.

D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng?

A. Năng lượng tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

B. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi và truyền từ vật này sang vật khác.

C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Câu 24: Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là:

A. thế năng hấp dẫn.

B. nhiệt năng.

C. điện năng.

D. động năng và thế năng.

Câu 25: Trong quá trình chuyển hóa lẫn nhau của năng lượng từ dạng này sang dạng khác, tổng năng lượng tại bất kỳ thời điểm nào cũng:

A. không thay đổi.

B. bằng không.

C. tăng dần.

D. giảm dần.

Câu 26: Trong pin Mặt Trời có sự chuyển hóa

A. quang năng thành điện năng.

B. nhiệt năng thành điện năng.

C. quang năng thành nhiệt năng.

D. nhiệt năng thành cơ năng.

Câu 27: Một người đàn ông đứng trên đỉnh núi thả rơi một viên đá xuống chân núi, lấy mốc thế năng ở chân núi. Trong quá trình rơi của viên đá đã có sự chuyển hóa năng lượng là:

A. thế năng chuyển hóa thành động năng.

B. hóa năng chuyển hóa thành thế năng.

C. thế năng chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.

D. thế năng chuyển hóa thành cơ năng.

Câu 28: Năng lượng hao phí khi ô tô chạy trên đường là:

A. nhiệt năng làm nóng động cơ.

B. khí thải ra môi trường.

C. ma sát giữa bánh xe và mặt đường.

D. cả 3 đáp án trên.

Câu 29: Hãy cho biết trong quá trình nước đun nước sôi thì năng lượng nào có ích?

A. năng lượng điện.

B. năng lượng nhiệt làm nóng ấm.

C. năng lượng nhiệt tỏa ra môi trường.

D. năng lượng nhiệt làm nóng nước trong ấm.

Câu 30: Vì sao nên sử dụng bóng đèn LED?

A. Thời gian sử dụng lâu.

B. tiêu tụ năng lượng điện ít.

C. hiệu quả thắp sáng cao.

D. Cả 3 phương án trên.

Đáp án đề 1

1. A

2. C

3. D

4. C

5. B

6. A

7. B

8. C

9. B

10. A

11. D

12. A

13. D

14. C

15. C

16. C

17. D

18. D

19. C

20. D

21. B

22. A

23. D

24. A

25. A

26. A

27. C

28. D

29. D

30. D

 

(Đề số 2)

Câu 1: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

A. Nấm hương.

B. Nấm bụng dê.

C. Nấm mốc.

D. Nấm men.

Câu 2: Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?

A. Cây bưởi.

B. Cây vạn tuế.

C. Rêu tản.

D. Cây thông.

Câu 3: Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên?

A. Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống.

B. Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức.

C. Động vật giúp con người bảo về mùa màng.

D. Động vật giúp thụ phấn và phát tán hạt cây.

Câu 4: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?

A. Điều hòa khí hậu.

B. Cung cấp đất phi nông nghiệp.

C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên.

D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã.

Câu 5: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. 

B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.

C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.

D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.

Câu 6: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật.

B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.

C. Gây bệnh viêm gan B ở người.

D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Câu 7: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

A. Vì chúng có hệ mạch.

B. Vì chúng có hạt nằm trong quả.

C. Vì chúng sống trên cạn.

D. Vì chúng có rễ thật.

Câu 8: Nhóm các loài chim có ích là?

A. Chim sâu, chim cú, chim ruồi.

B. Chim sẻ, chim nhạn, chim vàng anh.

C. Chim bồ câu, chim gõ kiến, chim yểng.

D. Chim cắt, chim vành khuyên, chim công.

Câu 9: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Đốt rừng làm nương rẫy.

B. Xây dựng nhiều đập thủy điện.

C. Trồng cây gây rừng.

D. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp.

Câu 10: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:

 A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.

B. Số lượng loài và môi trường sống.

C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.

D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.

Câu 11: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?

A. Mặt dưới của lá.

B. Mặt trên của lá.

C. Thân cây.

D. Rễ cây.

Câu 12: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Câu 13: Địa y được hình thành như thế nào?

A. Do sự cộng sinh giữa nấm và công trùng.

B. Do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo.

C. Do sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn.

D. Do sự cộng sinh giữa nấm và thực vật.

Câu 14: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?

A. Lên men bánh, bia, rượu… .

B. Cung cấp thức ăn.

C. Dùng làm thuốc.

D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật.

Câu 15: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?

A. Ruồi, chim bồ câu, ếch.

B. Rắn, cá heo, hổ.

C. Ruồi, muỗi, chuột

D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.

Câu 16: Chọn đáp án đúng?

A. 1 J = 1000kJ.

B. 1kJ = 100J.

C. 1cal   ≈ 4,2J.

D. 1 J  ≈ 4,2 cal.

Câu 17: Chọn phát biểu đúng về năng lượng từ Mặt Trời?

A. Năng lượng từ Mặt Trời là năng lượng không có sẵn.

B. Thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời có giá thành và chi phí lắp đặt cao.

C. Thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời, khi hết hạn sử dụng vẫn còn rác thải là các pin Mặt Trời.

D. Cả B và C.

Câu 18: Năng lượng hao phí xuất hiện trong quá trình:

A. chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

B. chuyển hóa từ vật này sang vật khác.

C. cả A và B.

D. trường hợp khác.

Câu 19: Năng lượng địa nhiệt là năng lượng thu được từ:

A. sức nóng bên trong lõi Trái Đất.

B. thực vật, gỗ, rơm và chất thải.

C. sức chảy của dòng nước.

D. cả ba đáp án trên.

Câu 20: Nguồn năng lượng trong tự nhiên gồm:

A. nguồn năng lượng hữu ích.

B. nguồn năng lượng hao phí và nguồn năng lượng hữu ích.

C. nguồn năng lượng không tái tạo.

D. nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.

Câu 21: Trong máy phát điện gió, dạng năng lượng nào đã được chuyển hóa thành điện năng?

A. Động năng.

B. Nhiệt năng.

C. Hóa năng.

D. Quang năng.

Câu 22: Vì sao trong quá trình chơi xích đu, ta thường xuyên phải đẩy vào xích đu mới lên được độ cao như ban đầu?

A. Vì năng lượng tự mất đi trong quá trình xích đu chuyển động.

B. Vì một phần năng lượng bàn đầu chuyển thành nhiệt năng trong quá trình xích đu chuyển động.

C. Vì lực tác dụng lên xích đu trong quá trình chuyển động bị biến mất.

D. Vì năng lượng luôn tự mất đi và không tự sinh ra.

Câu 23: Thế nào là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên và có thể cạn kiệt.

B. Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

C. Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng con người tự tạo ra và cung cấp liên tục thông qua các quá trình chuyển hóa.

D.Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng không có sẵn trong thiên nhiên và có thể cạn kiệt.

Câu 24: Khi vỗ hai tay vào nhau, ta nghe được tiếng vỗ tay. Trong hoạt động này đã có sự chuyển hóa năng lượng nào?

A. Động năng sang thế năng.

B. Thế năng sang năng lượng âm.

C. Động năng sang năng lượng âm.

D. Thế năng sang nhiệt năng.

Câu 25: Nguồn năng lượng nào được sử dụng để tạo ra điện năng mà không sử dụng bất kỳ bộ phận nào?

A. Địa nhiệt.

B. Thủy điện.

C. Năng lượng hạt nhân.

D. Năng lượng mặt trời.

Câu 26: Năng lượng sinh khối là năng lượng thu được từ:

A. sức nóng bên trong lõi Trái Đất.

B. thực vật, gỗ, rơm, rác và chất thải.

C. sức chảy của dòng nước.

D. cả ba đáp án trên.

Câu 27: Chọn đáp án sai khi nói về nguồn năng lượng không tái tạo?

A. Năng lượng sinh khối là năng lượng không tái tạo.

B. Dầu mỏ là năng lượng không tái tạo.

C. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.

D. Nguồn năng lượng tái tạo phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành.

Câu 28: Trong quá trình quả bóng rơi, sự chuyển hóa năng lượng tuân theo định luật nào?

A. Định luật bảo toàn động năng.

B. Định luật bảo toàn năng lượng.

C. Định luật bảo toàn thế năng.

D. Định luật bảo toàn nhiệt năng.

Câu 29: Cho các câu dưới đây:

a) Ở các máy cơ và máy điện, năng lượng thường hao phí dưới dạng nhiệt năng.

b) Ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng hao phí.

c) Máy bơm nước biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước.

d) Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả.

e) Không thể chế tạo loại máy móc nào sử dụng năng lượng mà không hao phí.

Số phát biểu đúng là?

A. 1.                      B. 2.                            C. 3.                        D. 4.

Câu 30: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Trong quá trình chuyển động của quả bóng, luôn có sự … từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. Năng lượng toàn phần của quả bóng luôn được không bao giờ … hoặc được tạo ra thêm.

A. bảo toàn, chuyển hóa, tự mất đi.

B. chuyển hóa, bảo toàn, tự mất đi.

C. bảo toàn, bảo toàn, tự mất đi.

D. chuyển hóa, chuyển hóa, bảo toàn.

Đáp án đề 2

1. A

2. A

3. D

4. B

5. C

6. C

7. B

8. A

9. C

10. B

11. A

12. D

13. B

14. D

15. C

16. C

17. D

18. C

19. A

20. D

21. A

22. B

23. B

24. C

25. D

26. B

27. A

28. B

29. B

30. B

 

(Đề số 3)

Câu 1: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

A. Hoang mạc.

B. Rừng ôn đới.

C. Rừng mưa nhiệt đới.

D. Đài nguyên.

Câu 2: Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc?

A. Nấm đùi gà.

B. Nấm kim châm.

C. Nấm thông.

D. Đông trùng hạ thảo.

Câu 3: Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?

A. Quả.

B. Hoa.

C. Noãn.

D. Rễ.

Câu 4: Thực vật được chia thành các ngành nào?

A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.

B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.

D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.

Câu 5: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.

B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.

C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.

D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.

Câu 6: Nhóm các loài chim có ích là?

A. Chim sâu, chim cú, chim ruồi.

B. Chim sẻ, chim nhạn, chim vàng anh.

C. Chim bồ câu, chim gõ kiến, chim yểng.

D. Chim cắt, chim vành khuyên, chim công.

Câu 7: Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (5).

C. (1), (3), (4).

D. (2), (4), (5).

Câu 8: Ngành thực vật nào sau đây có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử?

A. Rêu.

B. Dương xỉ.

C. Hạt trần.

D. Hạt kín.

Câu 9: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

A. Cung cấp thức ăn.

B. Ngăn biến đổi khí hậu.

C. Giữ đất, giữ nước.

D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.

Câu 10: Theo phân loại của Whittaker đại diện nào sau đây không thuộc nhóm Thực vật?

A. (1).                                      B. (2).

C. (3).                                      D. (4).

Câu 11: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?

A. Nấm men.

B. Vi khuẩn.

C. Nguyên sinh vật.

D. Virus.

Câu 12: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

A. Vì chúng có hệ mạch.

B. Vì chúng có hạt nằm trong quả.

C. Vì chúng sống trên cạn.

D. Vì chúng có rễ thật.

Câu 13: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?

A. Cá heo.

B. Sóc đen Côn Đảo.

C. Rắn lục mũi hếch.

D. Gà lôi lam đuôi trắng.

Câu 14: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Câu 15: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?

A. Thảo nguyên.

B. Rừng mưa nhiệt đới.

C. Hoang mạc.

D. Rừng ôn đới.

Câu 16: Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành:

A. nhiệt năng.

B. quang năng.

C. điện năng.

D. nhiệt năng và quang năng.

Câu 17: Trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

A. Làm cho vật nóng lên.

B. Truyền được âm thanh.

C. Phản chiếu được ánh sáng.

D. Làm cho vật chuyển động.

Câu 18: Trong quá trình sử dụng năng lượng nào xuất hiện năng lượng hao phí?

A. Tất cả mọi hoạt động sửdụng năng lượng đều xuất hiện năng lượng hao phí.

B. Trong trường hợp sử dụng năng lượng nhiệt.

C. Trong trường hợp sử dụng năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời.

D.  Trong trường hợp sử dụng năng lượng hóa học.

Câu 19: Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:

A. quả bóng bị Trái Đất hút.

B. quả bóng đã bị biến dạng.

C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.

D. một phần năng lượng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

Câu 20: Chọn đáp án sai khi nói về nguồn năng lượng không tái tạo?

A. Năng lượng sinh khối là năng lượng không tái tạo.

B. Dầu mỏ là năng lượng không tái tạo.

C. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.

D. Nguồn năng lượng tái tạo phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành.

Câu 21: Nếu chọn mặt đất làm mốc tính thế năng thì vật nào sau đây có thế năng hấp dẫn?

A. Mũi tên đang bay.

B. Xe đang chạy trên đường.

C. Lò xo bị kéo giãn trên mặt đất.

D. Quả bóng lăn trên mặt đất.

Câu 22: Khi một vật được thả rơi ở độ cao càng lớn thì

A. lực tác dụng xuống mặt đất càng nhỏ.

B. lực tác dụng xuống mặt đất không thay đổi.

C. lực tác dụng xuống mặt đất càng lớn.

D. chưa đủ yếu tố để xác định được độ lớn lực tác dụng xuống mặt đất.

Câu 23: Trong hoạt động đạp xe đạp ta đã

A. tác dụng lực của chân vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động.

B. truyền năng lượng của cơ thể vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động.

C. không cần dùng lực để làm xe chuyển động.

D. Cả A và B.

Câu 24: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau đây:

“ Con người muốn hoạt động (đi lại, giữ ấm cơ thể …) cần phải có …..”.

A. năng lượng.

B. hóa năng.

C. nhiệt năng.

D. động năng.

Câu 25: Chọn phát biểu sai?

A. Mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta đều cần đến năng lượng.

B. Chỉ có con người cần năng lượng để hoạt động còn thực vật thì không cần năng lượng.

C. Khi năng lượng càng nhiều thì khả năng tác dụng lực có thể càng mạnh.

D. Khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng lực có thể càng dài.

Câu 26: Nước trong ấm được đun sôi là nhờ

A. năng lượng từ bếp truyền cho ấm nước làm cho nhiệt độ của ấm nước tăng lên.

B. năng lượng từ bếp truyền cho môi trường bên ngoài nóng lên.

C. năng lượng từ không khí truyền cho ấm nước.

D. tác dụng lực của ấm đặt trên mặt bếp.

Câu 27: Dạng năng lượng tích trữ trong cánh cung khi được kéo căng là

A. động năng.

B. hóa năng.

C. thế năng đàn hồi.

D. quang năng.

Câu 28: Năng lượng được phân loại theo các tiêu chí nào?

A. Nguồn gốc tạo năng lượng, nguồn gốc vật chất, sự tái tạo của năng lượng.

B. Năng lượng sơ cấp, năng lượng thứ cấp.

C. Năng lượng chuyển hóa toàn phần, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

D. Nguồn gốc tạo ra năng lượng, nguồn gốc vật chất, mức độ ô nhiễm môi trường.

Câu 29: Chọn mốc tính thế năng ở mặt đất. Hãy chọn phương án chỉ rõ những trường hợp vật có thế năng.

a) Dây cung bị căng.

b) Ô tô chạy trên đường nằm ngang với vận tốc không đổi.

c) Máy bay đang bay ở độ cao ổn định.

d) Một bình chứa nước nóng đặt trên mặt đất.

e) Lò xo không bị nén và cũng không bị dãn.

f) Một hòn bi được treo trên một sợi dây. 

A. a), c), f).

B. a), c), e).

C. a), c), d), f).

D. d), e), f).

Câu 30: Dạng năng lượng nào được lan truyền từ một nguồn âm như dây đàn, mặt trống rung động,…?

A. Hóa năng.

B. Nhiệt năng.

C. Động năng.

D. Năng lượng âm.

Đáp án đề 3

1. C

2. D

3. C

4. B

5. B

6. A

7. C

8. B

9. D

10. B

11. A

12. B

13. A

14. D

15. C

16. D

17. A

18. A

19. D

20. A

21. A

22. C

23. D

24. A

25. B

26. A

27. C

28. D

29. A

30. D

 

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Ngữ văn 6 – Bài 10 : Trái Đất - Mẹ của muôn loài - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 - Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Tả cảnh bình minh ở Thành phố

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức