Cảm nhận về hình tượng người đàn bà làng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Cảm nhận về hình tượng người đàn bà làng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Bài làm:

     Nguyễn Minh Châu là một nhà văn quân đội. “Chiếc  thuyền ngoài xa” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm là những năm chuyển mình mạnh mẽ của đất nước và của văn học. Tác phẩm in đậm phong cách tự sự – triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Nhân vật để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất trong truyện là người đàn bà làng chài –  một người phụ nữ nghèo khổ, lam lũ nhưng có đức hi sinh cao cả, bao dung, nhân hậu và rất trải đời.

    Nhân vật người đàn bà hàng chài là hiện thân cho mảnh đời tăm tối cơ cực vẫn tồn tại quanh cuộc sống của chúng ta. Dù cuộc sống riêng có phải chịu trăm nỗi cơ cực , buồn tủi nhưng ở chị vẫn toát lên những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam với tấm lòng nhân hậu, bao dung , giàu lòng vị tha và đức hi sinh. Người đàn bà ấy không tên, tác giả chỉ gọi là “người đàn bà” một cách phiếm định. Đó là một con người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác. Nhưng dõi theo mạch của cốt truyện, người đọc thấy được rằng số phận của con người ấy được tác giả tập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất. Như thế, người đàn bà hàng chải là một nhân vật quan trọng trong tác phẩm. Chị có vai trò khá quan trọng trong sự phát triển cốt truyện, mạch truyện, trong mối quan hệ với các nhân vật khác như Phùng, Đẩu, người chồng và chị em thằng bé Phác. Nếu không có hình tượng các nhân vật này, người đọc cũng không thể nhận ra quan điểm nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu đối với con người và cuộc sống.

   Trạc ngoài 40, thô kệch, rổ mặt. Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả, nhà ở phố huyện sống bằng nghề buôn bán bả lưới, nhưng từ nhỏ chị đã có một ngoại hình xấu xí “từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đầu mùa” Những nét xấu xí, thô kệch ấy, qua bao nhiêu năm tháng lam lũ , vất vã, lo toan vì cuộc sống nghèo khổ nên càng thể hiện rõ hơn. Vì xấu xí , trong phố không ai lấy nên chị có mang với một anh con trai hàng chài hay đến mua bả về đan lưới. Cuộc sống cam chịu, nhẫn nhục , thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng chị không hề chống trả hay trốn chạy. Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài khiến cho nhiều người phải ngỡ ngàng. Vừa ở dưới thuyền lội lên đến bên chiếc xe rà phá mìn, chị đã bị chồng dùng chiếc thắt lưng, chẳng nói chẳng rằng quật tới tấp vào người. Hắn vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng đau đớn rên rỉ: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”. Chứng kiến cảnh người đàn bà bị chồng đánh đập dã man, nghệ sĩ Phùng tưởng chị sẽ né tránh, bỏ chạy hay kêu van nhưng anh rất ngạc nhiên khi thấy chị hoàn toàn cam chịu, nhẫn nhục. Quen sống với môi trường sông nước nên đến tòa án chị cảm thấy lạ lẫm và “sợ sệt” “lúng túng” “tìm đến một góc tường để ngồi” “cố thu người lại” “cúi mặt xuống"… Chân dung của người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, hứng chịu nhiều đắng cay.

   Vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn của người đàn bà hàng chài. Tình yêu con vô bờ bến, nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh, thấu hiểu lẽ đời. Ban đầu chị bị chồng đánh ở dưới thuyền, sau đó chị xin lão đưa chị lên bờ mà đánh, trước khi bị chồng đánh, chị ngước mắt bên phía chỗ thuyền đậu,… Chị không sợ đòn mà chỉ sợ các con thấy cảnh tượng đau xót sẽ bị tổn thương. Đó là một cách ứng xử rất nhân bản. Chị không muốn gieo vào lòng các con thái độ căm thù đối với cha của chúng. Khi đứa con trai. – thằng Phác – bênh chị, đánh trả lại người cha, hình như lúc ấy chị mới cảm thấy đau đớn, gọi “Phác , con ơi”. rồi “chắp tay vái lấy vái để” nó, rồi “ôm chầm lấy nó”. Đằng sau cái vái lạy đó , chị muốn con đừng làm điều đáng tiếc với cha mình. Đó là cái lẽ đời chị muốn con hiểu. Chị không muốn li hôn, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ để nuôi con khôn lớn. Chị đã chấp nhận sự đau khổ để hi sinh cho cuộc sống của đàn con. Bị chồng đánh đập  dã man tàn nhẫn nhưng chị chỉ cắn răng chịu đựng , không hề kêu rên “không chống trả cũng không tìm  cách chạy trốn” nhưng khi biết chuyện mình bị chồng đánh đã bị Phác và nghệ sĩ Phùng chứng kiến, chị cảm thấy “vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương hại cho tình cảnh trớ trêu mà chị đang chịu đựng , dù cho đó là đứa con trai của chị. Lòng tự trọng , là nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ đáng thương và đáng quý.

  Chánh án Đẩu đã mời chị đến để thu xếp chuyện gia đình và đề nghị chị từ bỏ lão chồng vũ phu. Lúc đầu chị “thưa gởi” xưng “con” và đã có lúc chấp tay vái lia lịa van xin : “con lậy quý tòa. quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Chị đã cho anh biết “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mà nhà nào  cũng trên dưới chục đứa”. chị nhận thức được cuộc sống trên biển, nghề biển không thể thiếu đàn ông, gã đàn ông ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời đi biển của chị, quyết định sự tồn tại một gia đình. Hơn nữa, chị cũng cảm thông với những hành động của chồng. Chị kể “Lão chồng tên khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi” “giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn…” . Rõ ràng, đó là một người đàn bà thất học nhưng rất hiểu cuộc đời, hiểu thiên chức làm mẹ, hiểu nỗi khốn khổ và sự bế tắc của người chồng. Lời giải thích của chị thật có lí, điều đó chứng tỏ chị không phải là một người nhu nhược, hèn nhát mà là một người phụ nữ sâu sắc và từng trải. Trong đau khổ  triền miên, chị vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. Chị nói “vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi nó được ăn no. trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận , vui vẻ.”

   Có thể nói người đàn bà hàng chài là biểu tượng cho tình mẫu tử, biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc gia đình. Với chị , gia đình hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên, cho dù trong cái gia đình ấy còn nhiều cảnh ngang trái, khổ đau, nhưng chị vẫn nâng niu, trân trọng từng niềm hạnh phúc thật nhỏ nhoi.

       Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy buồn xót và không thể dễ dãi, giản đơn trong việc nhìn nhận mọi sự việc , hiện tượng của cuộc sống. Đặc biệt, người nghệ sĩ không có quyền nhìn nhận cuộc sống một cách giản đơn, phải nhìn nhận từ mọi phía để phát hiện bản chất con người . Qua hình tượng nhân vật người đàn bà, ta nhận ra quan điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu rất sâu sắc, nhiều chiều về con người và cuộc sống. Ông nhận thấy cuộc sống này có ánh sáng, và bóng tối , nước mắt và nụ cười, bể nổi và bể chìm.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Ngữ văn 6 – Bài 10 : Trái Đất - Mẹ của muôn loài - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ văn 6 - Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức