Tiếng Việt 5 Tuần 23 Vì cuộc sống thanh bình


TIẾNG VIỆT 5
TUẦN 23

Soạn bài: Tập đọc: Phân xử tài tình

Nội dung chính:
Bài đọc là câu chuyện về một vị quan thông minh, xử án giỏi và rất công bằng. Ông tìm ra người phụ nữ định lừa đảo để lấy miếng vải, tìm ra chú tiểu ăn trộm tiền của chùa. Ông đã giữ gìn sự công bằng cho cuộc sống.

Câu 1 (trang 47 SGK Tiếng Việt 5): Hai người đàn bà đến công đường nhờ phân xử việc gì?

Trả lời:

Họ đến vì tấm vải. Người này tố người kia lấy vải của mình, không chịu nhường ai, đành nhờ quan phân xử.

Câu 2 (trang 47 SGK Tiếng Việt 5): Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?

Trả lời:

- Quan đã dùng nhiều biện pháp khác nhau để tìm ra người lấy cắp :

+ Đòi người làm chứng nhưng không có.

+ Cho lính về nhà họ xem thì cả hai đều có khung cửi như nhau.

+ Cho xé tấm vải ra làm đôi, mỗi người một nửa. Một người bật khóc.

- Quan bảo đưa tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.

- Sở dĩ quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì chỉ có người chủ thực sự của tấm vải, người vất vả làm ra nó mới tiếc khi tấm vải bị xé.

Câu 3 (trang 47 SGK Tiếng Việt 5): Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.

Trả lời:

Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo : Đức Phật linh thiêng sẽ làm cho thóc trong tay kẻ ăn cắp nảy mầm. Một lúc sau đã thấy một chú tiểu vừa chạy vừa lén nhìn thóc, quan bèn cho bắt chú tiểu vì chỉ có tật mới hay giật mình.

Câu 4 (trang 47 SGK Tiếng Việt 5): Vì sao quan án dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng :

a) Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.

b) Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.

c) Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ.

Trả lời:

Đáp án b) Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.


Soạn bài: Chính tả (Nhớ - viết): Cao Bằng

Câu 1 (trang 48 SGK Tiếng Việt 5): Nhớ - viết: Cao Bằng ( 4 khổ đầu).

Trả lời:

Em nhớ lại và viết sau đó tự kiểm tra.

Câu 2 (trang 48 SGK Tiếng Việt 5): Tìm tên riêng thích hợp với mỗi ô trống, biết rằng những tên riêng đó: Điện Biên Phủ, Công Lý, Côn Đảo, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Phan Đình Giót.

Trả lời:

a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu.

b) Người lấy thân mình làm gài súng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn.

c) Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lý mưu sát Mắc Na-ma-ra là anh Nguyễn Văn Trỗi.


Câu 3 (trang 48 SGK Tiếng Việt 5): Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng có trong đoạn thơ sau:

Cửa gió Tùng Chinh

Đường tuần tra lên chóp Hai ngàn

Gió vù vù quất ngang cành bứa

Trông xa xa nhập nhòe ánh lửa

Vật vờ đầu súng sương sa.

Cửa gió này người xưa gọi Ngã ba

Cắt con suối hai chiều dâng lũ

Nơi gió Tùng Chinh, Pù mo, pù xai hội tụ

Chắn lối mòn lên đỉnh Tùng Chinh.

                                          Theo ĐÀO NGUYÊN BẢO

Trả lời:
Tên riêng trong đoạn thơ: Tùng chinh , Hai ngàn, Ngã ba, Pù mo, Phù xai.

Tên riêng viết lại cho đúng: Tùng Chinh, Hai Ngàn, Ngã Ba, Pù Mo, Phù Xai
Soạn bài: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh

Câu 1 (trang 48 SGK Tiếng Việt 5): Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ trật tự?

a) Trạng thái bình yên, không có chiến tranh.

b) Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào.

c) Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.

Trả lời:

c) Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.

Câu 2 (trang 49 SGK Tiếng Việt 5): Tìm những từ ngữ có liên quan tới việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông có trong đoạn văn sau:

Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông thành phố, trung bình mỗi đêm có 1 vụ tai nạn và 4 vụ va chạm giao thông. Phần lớn các vi phạm giao thông xảy ra do vi phạm qui định về tốc độ, thiết bị kém an toàn. Ngoài ra, việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè mở hàng quán, đổ vật liệu xây dựng cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới trật tự và an toàn giao thông.

                                       Theo báo An ninh thủ đô

Trả lời:

Những từ ngữ có liên quan tới việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông có trong đoạn văn là:

+ Cảnh sát giao thông.

+ Tai nạn, va chạm giao thông.

+ Vi phạm quy định về tốc độ; thiết bị kém an toàn; lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, đổ vật liệu xây dựng.

Câu 3 (trang 49 SGK Tiếng Việt 5): Tìm trong mẩu truyện vui dưới đây những từ ngữ chỉ người, sự vật, sự việc liên quan đến bảo vệ trật tự, an ninh:

Lí do

Hai bệnh nhân làm chung một phòng làm quen với nhau.

Một anh nói: "Tôi là cảnh sát giữ trật tự trong trận bóng chiều qua. Trọng tài bắt tệ quá. Bọn hu – li – gân quậy phá quá chừng, khiến tôi phải vào đây. Thế còn anh, tại sao anh lại bị thương như thế?"

Anh kia băng bó khắp người, thều thào trả lời: "Tôi bị bọn càn quấy hành hung. Vì chính tôi là trọng tài trận bóng chiều qua?"

Trả lời:

Trong mẩu truyện vui những từ ngữ chỉ người liên quan đến trật tự, an ninh: cảnh sát, trọng tài, bọn hu-li-gân, bọn càn quấy.

Trong mẩu chuyện vui, những từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng, hoạt động liên quan đến trật tự, an ninh: Giữ trật tự; bị quấy phá, hành hung, bị thương.


Soạn bài: Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Câu 1 (trang 49 SGK Tiếng Việt 5): Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.

Trả lời:

Cách đây 5 năm, anh Lý con bác Thuận, học lớp 8 Trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng bị đuổi học về tội chui vào kho của trạm Nông nghiệp ăn trộm một bao phân đạm. Anh Lý vác bao đạm về giấu trong buồng; mẹ anh biết đã bắt anh phải đem trả lại Trạm Nông nghiệp. Nhưng thầy Hiệu trưởng vẫn đuổi học. Thầy nói " Học sinh phải thật thà. Trộm cắp là một thói xấu. Phải đuổi học để làm gương !". Bố mẹ anh Lý đến xin mãi , nhưng vẫn không được. Dạo ấy, bác Hùng, sĩ quan Quân đội mới về hưu. Bác đã đứng ra thu xếp việc học cho anh Lý. Anh Lý phải làm bản kiểm điểm trước Ban giám hiệu nhà trường. Bố mẹ anh Lý đưa anh Lý đi làm việc đó. Bác Hùng đã đề nghị thầy Quang, Hiệu trưởng, cho anh Lý được chuyển trường sang học trường Đồng Minh của xã bạn. Một buổi sáng trời mưa to, bác Hùng đã dẫn anh Lý đi học trường mới. Chuyện anh Lý đã được bác Hùng báo cáo đầy đủ với thầy Hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm trường Đồng Minh. Nhưng bác xin các thầy cô giáo "giữ kín cho cháu, để cháu có điều kiện tu dưỡng".Anh Lý mang tiền đi nộp tiền học, không may bị mất. Số tiền là 80.000 đồng. Anh sợ bố đánh nên đã xảy ra chuyện tai tiếng đó. Bác Hùng đã phân tích , đã chỉ cho anh Lý thấy rõ khuyết điểm của mình, thường xuyên an ủi, động viên anh Lý tu dưỡng đạo đức và chăm chỉ học tập. Năm lớp 8, anh Lý được xếp đạo đức khá, đạt học sinh tiên tiến. Từ năm lớp 9 đến lớp 12, anh Lý đều đạt học sinh có học lực Khá, xếp loại Tốt đạo đức. Kì thi Đại học năm 2004 –2005, anh Lý trúng tuyển vào trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Trước khi ra Hà Nội học, anh Lý đến chào bác Hùng , bác đã cho anh 100.000 đồng để mua sách. Vỗ vai anh, bác bảo : "Cháu cố học giỏi. Quê mình còn cần nhiều kĩ sư nông nghiệp nữa đó..."Xã em có chợ Bào, những hôm chợ phiên, bọn cờ bạc tụ tập, nhiều lần đã xảy ra xô xát, đánh nhau, làm cho cảnh chợ búa ồn ào, lộn xộn. Bác Hùng đã giúp ủy ban xã tổ chức và quản lý lại chợ Bào ngày một khang trang, văn minh, không còn các tệ nạn như trước nữa.Gặp ai, bác Hùng cũng vui vẻ. Cả xã em, ai cũng kính nể Bác. Khi có việc gì khó khăn, cán bộ xã lại đến hỏi ý kiến bác.


Soạn bài: Tập đọc: Chú đi tuần

Nội dung chính

Bài thơ nói về chú bộ đội đi tuần, canh gác trong đêm. Chú không quản gió lạnh, đi tuần trong im lặng để bảo vệ mọi người. Chú ở Hải Phòng nhưng khi thấy các em nhỏ miền Nam ngủ trong trường nội trú, chú bộ đội rất thương. Các em ngủ yên giấc, ngày mai học hành chăm chỉ để xây dựng đất nước.

Câu 1 (trang 52 SGK Tiếng Việt 5): Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?

Trả lời:

Người chiến sĩ đi tuần vào đêm khuya, phố vắng, gió hun hút lạnh lùng và cả thành phố Hải Phòng đang say ngủ.

Câu 2 (trang 52 SGK Tiếng Việt 5): Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?

Trả lời:

Đặt hai hình ảnh đó bên cạnh nhau, tác giả bài thơ muốn nói lên tấm lòng tận tụy, hi sinh hạnh phúc riêng vì người khác của những người lính.

Câu 3 (trang 52 SGK Tiếng Việt 5): Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?

Trả lời:
Tình cảm của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh.
Từ ngữ: Chú, cháu, các cháu, miền Nam yêu mến, lưu luyến.
Chi tiết: Hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé, tự nhủ đi tuần tra để giữ mái ấm cho cháu nằm.

Mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh.
Mai cháu học hành tiến bộ, đời đẹp tươi, khăn đỏ tung bay.

Câu 4 (trang 52 SGK Tiếng Việt 5): Học thuộc lòng những câu thơ em thích.

Trả lời:

Học sinh tự học.


Soạn bài: Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động

Câu 1 (trang 53 SGK Tiếng Việt 5): Để hưởng ứng phong trào "Em là chiến sĩ nhỏ", Ban chỉ huy Liên đội trường em dự kiến tổ chức một số hoạt động sau:

1. Tuần hành tuyên truyền về an toàn giao thông.


2. Triển lãm về an toàn giao thông.

3. Thi vẽ tranh, sáng tác thơ, truyện về an toàn giao thông.

4. Phát thanh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy.

5. Thăm các chú công an giao thông hoặc công an biên phòng.

Em hãy lập chương trình cho một trong các hoạt động trên.

Trả lời:

CHƯƠNG TRÌNH TUẦN HÀNH TUYÊN TRUYỀN

VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

I. Mục đích

- Giúp người dân tăng cường ý thức về an toàn giao thông (ATGT).

- Giúp các bạn đội viên học sinh trong trường, lớp hiểu thêm về ATGT và gương mẫu hơn nữa trong chấp hành ATGT.

II. Phân công chuẩn bị

- Ban tổ chức: Lớp trưởng - Lớp phó - 4 Tổ trưởng.

- Công tác chuẩn bị: Loa cầm tay, cờ Tổ quốc, cờ Đội, biểu ngữ, tranh cổ động về ATGT, trống ếch, kèn.

- Phân công cụ thể:

 Tổ 1: 1 loa cầm tay, 1 lá cờ Tổ quốc.

 Tổ 2: 1 lá cờ đội, 1 tranh cổ động về ATGT.

 Tổ 3: 1 biểu ngữ, 2 trống ếch.

 Tổ 4: 2 kèn, 1 loa cầm tay.

 Nước uống: thủ quỹ Thu Hương + Thư.

- Trang phục: đồng phục, khăn quàng đỏ.

III. Chương trình cụ thể

Địa điểm: đường An Dương Vương từ ngã ba Nguyễn Văn Cừ - An Dương Vương đến chợ An Đông.

- 8 giờ: Tập trung tại trường, điểm danh (xếp thành hàng 1).

- 8 giờ 30 phút: Bắt đầu diễu hành cùng các lớp.

 Tổ 1: Đi đầu với cờ Tổ quốc (Cường), trống ếch (Tú, Thái).

 Tổ 2: Cờ đội (Tuấn), hô khẩu hiệu (Quang, Lâm, Tùng).

 Tổ 3: Kèn (Minh), biểu ngữ (Nguyệt, Linh).

 Tổ 4: Tranh cổ động (Thi, Trúc), đọc Luật giao thông.

* Lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng kiểm tra chung.

- 10 giờ: Diễu hành về trường.

- 10 giờ 30 phút: Tổng kết toàn trường.



Soạn bài: Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Câu 1 - Nhận xét (trang 54 SGK Tiếng Việt 5): Phân tích cấu tạo của câu ghép sau đây:

Chẳng những Hồng chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm.

Trả lời:

- Hai vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ: Chẳng những ... mà ... (quan hệ tăng tiến).

 Vế 1: chủ ngữ là Hồng, vị ngữ là chăm học.

 Vế 2: chủ ngữ là bạn ấy, vị ngữ là rất chăm làm.

Câu 2 (trang 54 SGK Tiếng Việt 5): Tìm thêm những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ tăng tiến.

Trả lời:

Những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ tăng tiến: không những ... mà ... ; không chỉ ... mà ... ; chẳng những ... mà ... .


Câu 1 - Luyện tập(trang 54 SGK Tiếng Việt 5): Tìm và phân tích cấu tạo của các câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong mẩu chuyện vui sau:

Người lái xe đãng trí

Một người đàn ông hốt hoảng gọi điện đến đồn công an:

- A lô! Xin các anh đến giúp tôi ngay! Tôi đã khóa cửa xe cẩn thận nhưng bọn trộm vẫn đột nhập vào xe của tôi. Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh. Thật không thể tưởng tượng nổi!

Lát sau, khi hai cảnh sát vừa được phái đi thì trực ban của đồn lại nhận được một cú điện thoại:

- Xin lỗi vì đã làm phiền các anh. Hóa ra tôi ngồi nhầm vào hàng ghế sau.

                                                        Theo báo MỰC TÍM

Trả lời:

- Cặp quan hệ từ: không chỉ … mà … (quan hệ tăng tiến).

 Vế 1: chủ ngữ là bọn bất lương ấy, vị ngữ là ăn cắp tay lái.

 Vế 2: chủ ngữ là chúng, vị ngữ là lấy luôn cả bàn đạp phanh.

Câu 2 (trang 55 SGK Tiếng Việt 5): Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống:

Trả lời:

a) Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là một liều thuốc trường sinh.

b) Không những hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.

c) Ngày nay, trên đất nước ta, không chỉ công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh mà mỗi một người dân đều trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình.


Soạn bài: Tập làm văn: Trả bài văn kể chuyện

Câu 1 (trang 55 SGK Tiếng Việt 5): Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài làm của cả lớp.

Trả lời:

Các em lắng nghe nhận xét của thầy (cô) giáo về bài viết.

Câu 2 (trang 55 SGK Tiếng Việt 5): Chữa bài:

Trả lời:

a) Tham gia chữa những lỗi chung dưới sự hướng dẫn của thầy cô.

b) Đọc lại bài làm của em, lời phê của thầy cô.

c) Tự chữa bài làm của em:

- Tự chữa lỗi trong bài làm theo yêu cầu của thầy cô.

- Trao đổi với bạn để kiểm tra kết quả chữa lỗi.

Câu 3 (trang 55 SGK Tiếng Việt 5): Học tập những đoạn văn, bài văn hay:

Trả lời:

- Nghe đọc một số đoạn hoặc bài làm tốt của các bạn.

- Thảo luận để tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn được giới thiệu.

Câu 4 (trang 55 SGK Tiếng Việt 5): Chọn một đoạn trong bài làm của em viết lại theo cách khác hay hơn.

Trả lời:
Học sinh tự làm.





Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Ngữ văn 6 - Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 – Bài 10 : Trái Đất - Mẹ của muôn loài - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức