Ngữ văn 6 bài 4 Cô Gió mất tên - Chân trời sáng tạo

Đọc: Cô Gió mất tên (Xuân Quỳnh)

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả


Xuân Quỳnh (1942-1988)

- Tên đầy đủ: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

- Quê quán: Làng La Khê - Hà Đông, nay thuộc Hà Nội.

- Xuân Quỳnh là một nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ giàu tình yêu thương, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm, đầy mãnh liệt và khát khao trong tình yêu. Vừa lo âu về sự tàn phai đỗ vỡ cũng như dự cảm bất trắc.

Luyện tập

Thể loại của Cô Gió mất tên là gì?

Truyện đồng thoại.
Thơ văn xuôi.
Kí.
Truyện ngắn.

2. Tác phẩm

- Thể loại: Truyện đồng thoại.

- PTBĐ chính: Tự sự.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Cô Gió giúp đỡ mọi người

 Cô GióMọi người
Giới thiệu về cô Gió.

- Tên: Gió.

- Dáng hình, màu sắc: Không có.

- Công việc: Đi lang thang khắp đó đây, lúc nhanh lúc chậm tùy thời tiết giúp đỡ mọi người.

- Ai cũng yêu quý cô Gió.

- Cô vừa xuất hiện đâu ai cũng biết.

Chuyện cô Gió giúp đỡ bạn Đào.

- Cô từ chối cuộc vui để vội đi giúp đỡ bạn Đào "Lát nữa nhé! Tôi còn vội đi giúp đỡ bạn Đào bên kia một chút.

- Cô biết được tình cảm của hai bà cháu dành cho nhau.

- Cô Gió giúp đỡ Đào:

+ Nhanh chóng giúp đỡ ngay: "Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà. Vì đối với người ốm mà làm mạnh quá thì nguy hiểm.".

+ Giúp đỡ rất tận tâm "Cô Gió quanh quẩn ở nhà Đào cho tới khi bà Đào khỏi ốm.".

+ Sẵn sàng bất cứ khi nào con người cần đến "Khi nào bạn cần, bạn cứ gọi tôi, tôi sẽ đến giúp bạn ngay,...".

+ Không màng đến lời cảm ơn "Đào chưa kịp chào và cảm ơn cô thì cô đã đi xa rồi.".

- Cô Gió cảm thấy vui vẻ vì giúp được mọi người "Cô vừa đi vừa hát.".

- Hoàn cảnh:

+ Bố mẹ đi vắng, chỉ có hai bà cháu ở nhà.

+ Trời nóng hầm hập. Bà Đào bị ốm, em phải ngồi quạt cho bà.

- Tình bà cháu thương nhau:

+ Bà dù nóng nhưng vẫn thương cháu "Thôi, con đi nghỉ đi, bà không nóng lắm đâu.".

+ Đào biết bà nóng nên mải thương bà, đâu có để ý lưng áo mình cũng đẫm mồ hôi "Cháu không mỏi tay đâu, bà cứ để cháu quạt.".

- Khi được cô Gió giúp đỡ:

+ Bà tươi tỉnh hẳn, cảm ơn cô Gió "Ôi, cô Gió thật là tốt quá ! Bà cứ tỉnh cả người.".

+ Đào có dịp nghỉ tay, thầm biết ơn cô Gió.


 

Chuyện các bạn ngô, lau sậy trên bãi.

Tiếp chuyện chưa được bao lâu đã phải giúp đỡ Ong nhỏ về nhà.


 

- Hoàn cảnh: Sau khi giúp bé Đào, đang vừa đi vừa hát thì gặp.

- Các bạn ngô: "Ai mà chả biết cô. Mỗi lần cô đến là tất cả họ hàng nhà ngô chúng em xôn xao cả lên.".

- Các bác lau sậy "Cứ cô đến là chúng tôi mới hát, không có cô chúng tôi buồn lắm đấy. Nhưng có bao giờ giữ được cô lâu đâu. Chỗ nào cũng cần đến cô nên cô cứ đi luôn.

→ Khẳng định tầm quan trọng của cô Gió.

Chuyện đưa Ong vàng về nhà.

Trên đường đi, cô chui qua một ngôi nhà và bị kẹt.

Đến khi cô thoát được ra thì chú Ong đã không còn ở đó nữa.

→ Chưa hoàn thành được việc giúp đỡ Ong.

→ Câu chuyện cô Gió mất tên.

Hoàn cảnh: Gặp ở trên đường, chú ong lạc đàn, cứ bay vơ vẩn mà khóc mãi.

 

2. Chuyện cô Gió mất tên

- Hoàn cảnh: Trên đường đưa Ong vàng về, cô Gió chui qua một ngôi nhà.

- Cô gió gặp biến cố:

+ Cô vào nhà nhưng không ai biết đến:

  • Nhà đóng kín cửa vì trời rét.
  • Mọi người quây quần bên mâm cơm không biết cô vào.
  • Tâm trạng cô: hơi buồn "Nếu mình có hình dáng cụ thể như cái ấm, cái lọ hoa hoặc như ngọn lửa trên bếp thì có phải thích không.".

+ Cô thấy những điều mới lạ: Đài truyền hình, nhiều dây dợ và nút bấm lằng nhằng. Tiếng đàn, hát vẫn tự nhiên vang lên không cần cô truyền đi.

→ Biểu hiện của cuộc sống hiện đại, công nghệ thông tin. 

→ Cô mất đi công việc của mình.


+ Cô chui vào hũ:

  • Cái hũ tối mò, mùi hôi bốc lên nồng nặc.
  • Cô Gió không thể chịu nổi và xin ra.
  • Chị Hũ không biết đến sự xuất hiện và cái tên của cô Gió: "Tôi chưa nghe tên bao giờ", "Thế công việc của cô là gì mà cô lại mò mẫm vào đây?".
  • Chị Hũ khuyên cô quay về những nơi mà cô có ích để tìm lại tên của mình.

- Khi thoát khỏi biến cố đó:

+ Chị Hũ đẩy cái núi cho rộng ra để cô Gió theo ánh sáng đi ra.

+ Tâm trạng cô Gió: lòng buồn phiền quanh quẩn suy nghĩ "Có nhẽ chị Hũ nói đúng, mình đã bỏ quên mất tên thật rồi!" 

→ Quyết định đi tìm tên: "Bây giờ không biết cái tên mình nó ở nơi nào.".

→ Thấy bất lực mà khóc òa lên nhưng nước mắt cũng không có dáng hình màu sắc nên không một ai biết đến để an ủi cô.

➩ Rơi vào trạng thái vô định, không có ý nghĩa gì cho cuộc đời.

Luyện tập

Sự cố của cô Gió có nét tương đồng với câu chuyện của nhân vật nào?

Chị Hũ đựng đồ.
Bé Đào chăm sóc bà.
Cây ngô, cây lau trong bãi.
Ong vàng lạc đường.

3. Cô Gió tìm lại tên của mình

- Hoàn cảnh: Sau khi bị mất tên, cô Gió hốt hoảng bay đi. Cô mang hi vọng tìm thấy tên mình ở một nơi nào đó.

→ Khát vọng muốn tìm lại tên của mình, muốn giúp đỡ mọi người.

→ Cô gặp mặt biển mênh mông.


- Cô tìm lại được công việc của mình:

+ Thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy.

+ Tỏa hơi mát của dòng suối ra bờ cây.

+ Đưa mùi thơm của hoa tràn ra đồng cỏ.

+ Đưa tiếng gọi ra xa đồng ruộng, đến tai em bé.

+ Thổi bay phấp phới hai dải mũ thủy thủ. Thổi lá cờ bay phần phật. Gió giúp thuyền ra khơi.

+ Thổi quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé.

→ Điệp ngữ "Gió thổi" tạo nhịp điệu, mô tả những công việc của cô Gió.

Luyện tập

Đâu không phải công việc của cô Gió được nhắc đến trong bài?

Thổi bay cái diều nhỏ sặc sỡ.
Thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy.
 Đưa mùi thơm của hoa tràn ra đồng cỏ.
Tỏa hơi mát của dòng suối ra bờ cây.

-  Cô Gió đã tìm lại tên của mình:

+ Tiếng xôn xao truyền đi "A, gió về rồi!", "Hôm nay có gió rồi!", "Nhổ neo đi, các bạn ơi, có gió rồi!".

+ Em bé reo lên "Gió! Gió! Gió mát quá!".

+ Cô Gió thầm nghĩ "A, tên mình đây rồi!", "Mình đã tìm thấy tên rồi!".

+ Cô hát "Tôi là ngọn gió... Không bao giờ nghỉ..." → Điệp → Bài thơ như một cách xưng danh, định nghĩa cô Gió.

→ Niềm vui, hứng khởi khi tìm lại được tên của bản thân. 

- Ý nghĩa của cô Gió: 

+ Không có dáng hình nhưng không sao.

+ Dáng hình của cô là ở người khác, sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác.

+ Dù không nhìn thấy, người ta vẫn nhận ra và gọi tên: Gió!

➩ Bài học: Những việc làm tốt có thể không ai nhìn thấy nhưng chỉ cần chúng ta luôn biết quan tâm, giúp đỡ, mang lại niềm vui và tiếng cười cho người khác thì mọi người sẽ yêu thương và quý trọng bạn.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Câu chuyện Cô gió mất tên kể về cuộc hành trình đi làm việc tốt giúp đời của cô Gió và quá trình tìm lại tên của chính cô. Qua câu chuyện, chúng ta có thể rút ra được bài học về cách làm việc tốt. Những việc tốt mà chúng ta làm, dù có được nhìn thấy hay không thì cũng sẽ khiến cho bản thân vui vẻ nhẹ nhàng hơn và nhận được sự yêu quý từ mọi người. 

2. Nghệ thuật

Truyện đồng thoại với lối nhân cách hóa các sự vật trong cuộc sống kết hợp các biện pháp tu từ điệp, liệt kê.

IV. Hướng dẫn đọc

1. Chỉ ra những đặc điểm của thể loại đồng thoại được thể hiện trong văn bản Cô gió mất tên.

Các đặc điểm của truyện đồng thoại:

- Nhân vật là các loài vật, đồ vật đã được nhân hoá: trong văn bản này các nhân vật là cô Gió, hoa tầm xuân, chị Hũ, bạn ngô, bác lau sậy, chú Ong vàng có lời nói, cử chỉ như con người.

- Thể hiện đặc điểm sinh hoạt của sự vật như các chi tiết: cô Gió vừa vội vã bay đi, cô dừng lại một vài giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà… Qua những đặc điểm đó cũng thể hiện đặc điểm tính cách của con người đó là sự quan tâm, chăm sóc dành cho mọi người.

2. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc qua văn bản này là gì?

Dù Gió không có dáng hình, chẳng ai nhìn thấy nhưng mọi người vẫn nhận ra cô vì cô luôn giúp đỡ người khác, mang lại niềm vui và tiếng cười cho mọi người. Chúng ta cũng như vậy, những việc làm tốt có thể không ai nhìn thấy nhưng chỉ cần chúng ta luôn biết quan tâm, giúp đỡ, mang lại niềm vui và tiếng cười cho người khác thì mọi người sẽ yêu thương và quý trọng bạn.


Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức