Ngữ văn 6 Bài 2: Truyện cổ nước mình - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6
Bài 2: Đọc kết nối chủ điểm

Trải nghiệm cùng văn bản:

          Truyện cổ nước mình

     Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu sa

    Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm 

      Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì

     Mang theo chuyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

     Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa 

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

      Đời cha ông với đời tôi 

Như con sông với chân trời đã xa

     Chỉ còn chuyện cổ thiết tha 

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

     Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đã mang 

     Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

      Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

     Tôi nghe chuyện cổ thầm thì 

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

      Đậm đà cái tích" trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người

       Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.

      Nhưng bao chuyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

(Lâm Thị Mỹ Dạ, Tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011)

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.

Gợi ý:

Đọc lại văn bản, liệt kê các câu thơ nói về lí do tác giả yêu truyện cổ.

Trả lời:

Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà:

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Em hiểu thế nào về các câu thơ "Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình".

Gợi ý:

Đọc kĩ các câu thơ và trình bày cách hiểu.

Trả lời:

Câu thơ trên có thể hiểu: Đời cha ông đã đi qua từ rất xa và đến thời của chúng ta đã khác nhiều. Nhờ vào những áng chuyện cổ mà chúng ta mới hiểu và mới biết được đời của cha ông ta thuở xưa có những gì và đã diễn ra như thế nào. Những câu chuyện cổ chính là kho tàng lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình.

Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Theo em, cụm từ "người thơm" trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" có ý nghĩa gì?

Gợi ý:

Nhớ lại một truyện dân gian có liên quan đến quả thị để trả lời câu hỏi này.

Trả lời:

Cụm từ “người thơm” trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" được hiểu là con người hiền lành, nhân hậu, lương thiện (chính là nàng Tấm trong truyện cổ Tấm Cám).

Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

Gợi ý:

Đọc kĩ câu thơ, nắm nội dung và trình bày thông điệp của tác giả.

Trả lời:

Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta đúc kết lại, nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.


BÀI KẾ TIẾP

Giới thiệu

Kênh Youtube

Facebook

Trang web

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Ngữ văn 6 - Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 – Bài 10 : Trái Đất - Mẹ của muôn loài - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 5 Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian) - Cánh Diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức