Sơ đồ tư duy bài Phong Cách Hồ Chí Minh

Mở đầu chương trình ngữ văn 9 chúng ta sẽ bắt đầu với tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh vậy nên hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau bắt đầu với sơ đồ tư duy phong cách hồ chí minh ngắn gọn hay nhất.

Sơ đồ tư duy bài Phong Cách Hồ Chí Minh


Kiến thức cơ bản phong cách Hồ Chí Minh


I. Đọc và tìm hiểu chú thích


1. Xuất xứ


Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà.

2. Bố cục của văn bản


Văn bản có thể chia làm 2 phần:

– Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại.

– Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.

II. Đọc – hiểu văn bản


1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa


– Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên.

+ Gian khổ, khó khăn.

+ Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.

– Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước.

– Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới.

– Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.

– Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm.

2. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh


Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phóng cách sống vô cùng giản dị:

– Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc, đồng thời cũng là nơi ngủ.

– Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp…

– Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa…

Biểu hiện của đời sống thanh cao:

– Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó.

– Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.

– Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên.

Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:

– Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn.

– Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn.

3. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp trong cách sống của Hồ Chí Minh


– Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh”…

– Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.

– Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc.

– Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,…

III. Tổng kết


Về nghệ thuật:

– Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận.

– Chọn lọc chi tiết giữa thuyết minh với lập luận.

– Ngôn từ sử dụng chuẩn mực.

Về nội dung:

– Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.

– Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị.

- Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Gia Đình

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức