Ngữ văn 6 - Bài 7: Thực hành tiếng Việt - Chân trời sáng tạo

 Soạn bài 7: Thực hành tiếng Việt

1. Đọc các câu sau:

- Sau trận mưa đêm rả rích

Cát càng mịn, biển càng trong.

- Trong lớp này, Lan là học sinh giỏi nhất.

a) Giải thích nghĩa của các từ "trong ” ở hai ví dụ trên.

Từ "trong" ở câu thơ thứ nhất mang nghĩa là trong veo, trong vắt có thể nhìn thấy vật ở khác.

Từ "trong" ở câu thơ thứ hai nghĩa là ở trong một tập thể, một cộng đồng.

b) Nghĩa của các từ “trong” ở hai ví dụ trên có liên quan với nhau không?

Nghĩa của các từ "trong" ở hai câu thơ trên không liên quan đến nhau.

c) Từ “trong” ở hai ví dụ trên là hai từ đồng âm hay một tử đa nghĩa?

Từ "trong" ở hai câu thơ trên là từ đồng âm.

2. Đọc các từ ngữ “cánh buồm”, “cánh chim”, “cánh cửa", “cánh tay” và thực hiện các yêu cầu:

a) Giải thích nghĩa của từ “cánh” trong các từ ngữ trên.

"Cánh" trong "cánh buồm" nghĩa là: bộ phận của con thuyền giúp nó có thể di chuyển được trên mặt nước nhờ sức gió.

"Cánh" trong "cánh chim" là: bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng.

"Cánh" trong "cánh cửa'' là:  bộ phận hình tấm có thể khép vào mở.

"Cánh" trong "cánh tay" là: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình.

b) Từ “cánh” trong các ví dụ trên là một từ đa nghĩa hay các từ đông âm. Dựa trên cơ sở nào đề xác định như vậy?

Từ "cánh" trong các ví dụ trên là từ đa nghĩa vì đều là một bộ phận của sự vật.

3. Tìm hai từ chỉ bộ phân cơ thể người và kể ra một số trường hợp chuyển nghĩa của chúng.

- Mắt: đôi mắt, mắt na, mắt mía, mắt bão, mắt lưới.

+ Nghĩa gốc: là cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người.

+ Nghĩa chuyển:

  • Chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây (mắt tre, mắt mía).
  • Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả (mắt dứa, na mở mắt).
  • Phần trung tâm của một cơn bão (mắt bão).

- Tai: tai chén, tai ấm, tai tiếng.

+ Nghĩa gốc: cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe.

+ Nghĩa chuyển:

  • Bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai (tai chén, tai ấm).
  • Điều không may bất ngờ xảy tới, gây tổn thất lớn (tai tiếng).

4. Đọc câu đố và thực hiện các yêu cầu sau:

Trùng tục nhút con bò thui,

Chín đầu, chín mắt, chín đuôi, chín mình.

a) Câu đó này đố về con gì?

Câu đố này đố về con bò.

b) Dựa vào hiểu biết về hiện tượng đa nghĩa và đông âm, chỉ ra điểm thủ vị trong câu đố trên.

Điểm thú vị trong câu trên là đã sự dụng từ đa nghĩa "chín" ý chỉ "chín" ở đây là đã được nấu chín.

5. Tìm một số ví dụ về việc hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo.

- Con ngựa đá con ngựa bằng đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

- Hổ mang bò trên núi.

- Bác bác trứng, tôi tôi vôi.

- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

6. Đọc đoạn thơ sau:

Con bông lắc tay cha khẽ hỏi:

“Cha ơi

Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,

Sẽ có cây, có cửa, có nhà,

Vẫn là đất nước của ta,

Ở nơi đó cha chưa hề đi đến".

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng.

 Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ.

b) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.

Tác dụng của biện pháp tu từ: Gợi tả hình ảnh ngôi nhà, cây cối góp phần tạo nên sự sinh động, sáng tạo hơn cho bài thơ.

7. Đọc lại bài thơ Những cánh buồm và thực hiện những yêu cầu sau:

a) Chỉ ra các từ láy.

Từ láy được sử dụng: Không có.

b) Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó.

Tác dụng của từ láy: dùng để nhấn mạnh quanh cảnh xung quanh và bộc lộ cảm xúc của tác giả.

* Viết ngắn

     Trong bài thơ Những cánh buồm, câu thơ “ Cha mượn cho con buồm trắng nhé / Để con đi…” thể hiện mong ước của người con. Em hãy tưởng tượng mình là người con trong bài thơ này, viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trong đó có sử dụng từ đa nghĩa để chia sẻ với mọi người về “bến bờ” mà “cánh buồm trắng” của em sẽ đến.

Bài làm:

      Cứ theo như lời của cha, thì cánh buồm sẽ là phương tiện để con có thể đi đến những nơi cha chưa hề đến. Cha đã tự thừa nhận cái giới hạn của mình. Nhưng với con:

“Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ

Cha mượn cho con buồm trắng nhé

Để con đi…”.

Sự nhận thức giờ đây đã hóa thành ước mơ hoài bão lớn. Và “cánh buồm trắng” kia sẽ giúp con thực hiện những điều cha chưa làm được. Với con, việc đi không còn chỉ hành động đi cụ thể nữa mà đi còn là “ý nghĩa cuộc đời, là sứ mệnh của đời trẻ” Con muốn đi khắp nơi, muốn được vẫy vùng, muốn xông pha trên biển cả. Đó chính là ước mơ của con, khát vọng cháy bỏng trong con. Cánh buồm trắng sẽ đưa con đến bến bờ của ngôi trường Đại học Bách khoa mà con mơ ước, con sẽ cố gắng học thật giỏi để đạt được ước mơ. Và mai này, con sẽ đi tới bến bờ của một người kĩ sư công nghệ giỏi trong tương lai.

- Từ đa nghĩa: Đi

+ Nghĩa gốc: hành động đi

+ Nghĩa chuyển: đi tới bến bờ kĩ sư công nghệ giỏi (làm nghề nghiệp mình yêu thích).

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Gia Đình

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức