Tả dòng sông quê hương em

TẢ DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG EM LỚP 6

   Quê hương - hai tiếng nghe sao mà thân thương, giản dị mà rất đỗi thiêng liêng đến thế. Quê hương em tuy không giàu có trù phú nhưng luôn yên bình, êm ả với những cảnh vật rất rực rỡ, tươi đẹp nào là cảnh cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, cảnh quê hương vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời…Nhưng có lẽ cảnh dòng sông trên quê hương luôn để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất.

  Em không biết rõ con sông bắt nguồn từ đâu nhưng khi chảy qua làng thì dòng sông dài ngoằn ngoèo như một con trăn khổng lồ đang ôm ấp xóm làng. Dòng sông yên bình, êm ả như lặng đi để ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương thơ mộng. Hai bên bờ là những rặng tre tươi tốt đang nghiêng mình xuống dòng sông như để làm duyên, lúc này dòng sông như một chiếc gương khổng lồ soi chiếu mọi cảnh vật bên bờ.Trên cành tre, thỉnh thoảng có những chú chim chuyền từ cành này sang cành khác ca hót líu lo tạo nên những bản nhạc không lời nghe thật vui tai. Bờ sông cũng là nơi nghỉ ngơi của những người dân làng sau một ngày làm việc vất vả, đây cũng là nơi mọi người trò chuyện tâm sự hàn huyên về công việc đồng áng. Mỗi mùa nước sông lại khoác trên mình những chiếc áo khác nhau. Mùa xuân nước sông trong vắt có thể nhìn thấu xuống tận đáy, mùa hè nước sông dâng cao bởi lẽ do có nhiều những trận mưa xối xả cùng với màu đỏ ngầu và chảy xiết mạnh.

Dòng sông cũng là nơi gắn bó của những bác thuyền chài đánh bắt cá. Những mẻ cá tươi ngon báo hiệu một cuộc sống bội thu, trù phú của quê hương. Thỉnh thoảng có những chú cá tinh nghịch nhảy vọt lên mặt nước tạo thành những vòng tròn trông thật đẹp mắt. Dòng sông như một người mẹ của tạo hóa ban tặng cho con người biết bao điều kì diệu. Nước sông cũng là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho đồng ruộng và cây cối hai bên bờ. Không chỉ là người mẹ dòng sông còn là người bạn gắn bó tâm tình với em. Dòng sông cùng em chia sẻ những niềm vui nỗi buồn. Tuy không nói được thành lòng nhưng em phần nào cũng được vơi đi và nhẹ lòng hơn rất nhiều.

Dòng sông còn gắn bó với kí ức tuổi thơ của chúng em rất sâu đậm. Vào những trưa hè nóng nắng oi bức chúng em thường rủ nhau ra sông tắm mát. Em nhớ có lần bị chuột rút nhưng sông như ôm ấp và bảo vệ em một cách an toàn. Làm sao có thể quên được những lần chúng em ngồi câu cá dưới sông rồi có lúc lại đi mò cua bắt ốc. Ôi thật thú vị làm sao. Dòng sông còn đi vào những lời ru ngọt ngào của mẹ, những lời ầu ơ của bà. Nó cũng đi vào thơ ca nhạc họa một cách rất tự nhiên:

  • “Quê hương tôi có dòng sông xanh biếc
  • Nước gương trong soi bóng những hàng tre”.
                                         (Tế Hanh)

Dòng sông có rất nhiều tác dụng, em mong sao mọi người luôn có ý thức bảo vệ dòng sông ngày một trong lành mát mẻ, mong rằng từ việc nhỏ, mọi người có ý thức không được xả rác vào dòng sông, hãy giúp ích cho dòng sông tươi đẹp cũng như là bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta.

  Hình ảnh dòng sông quê em sẽ mãi in đậm trong tâm trí của mỗi người dân đặc biệt là những người con xa quê. Dòng sông ơi, mãi là người bạn tâm tình, là người mẹ hiền hòa theo bước chân ta để nâng đỡ chắp cánh cho những ước mơ bay xa, bay cao hơn.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Ngữ văn 6 – Bài 10 : Trái Đất - Mẹ của muôn loài - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 - Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 5 Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian) - Cánh Diều

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức