Bình luận về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành

Bình luận về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành


Bài làm tham khảo:

Kho tàng ca dao tục ngữ của ông cha ta để lại rất phong phú và đa dạng. Dù trải qua hàng ngàn năm lịch sử thì những giá trị của nó vẫn không chỉ được giữ nguyên mà còn được khẳng định trong cuộc sống. Một trong những chủ đề quen thuộc đó chính là những kinh nghiệm về cách ứng xử của con người trong xã hội. Tiêu biểu chính là câu tục ngữ “Một điều nhịn chín điều lành”.

Câu tục ngữ với hình thức ngắn gọn được chia làm hai vế đối xứng nhau và được kết hợp nhịp nhàng khiến cho người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ. Xét về khái niệm cần phải giải thích ở câu tục ngữ trên đó chính là nhịn và lành. “Nhịn” tức là nhẫn nại nhún nhường, không so đo và luôn giữ hòa khí trong giao tiếp ứng xử. Đây chính là một đức tính thường thấy ở người dân Việt Nam. “Lành” tức là có kết quả tốt đẹp thỏa đáng không gây hại đến bản thân mình và đúng như mong muốn của mình. Giữa hai vế của câu tục ngữ có sự so sánh đối lập giữa hai số từ 1 và chín. Qua đó ông cha ta muốn nhấn mạnh đến kết quả giữa chênh lệch sẽ nhận được khi thực hiện đức tính nhẫn nại nhường nhịn người khác và sự ôn hòa trong giao tiếp ứng xử.

Có người lý giải nguyên nhân khi nói rằng một điều nhịn lại bằng chín điều lành từ việc nắm bắt những mối quan hệ phức tạp đa dạng trong cuộc sống. Hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều người khác nhau thuộc những mối quan hệ khác nhau và trong những tình huống cụ thể nào đó. Bắt đầu từ những mối quan hệ gần gũi quan hệ huyết thống ví dụ như những người trong gia đình. Mối quan hệ giữa vợ chồng đó là mối quan hệ gắn bó keo sơn không chỉ ở trên mặt pháp luật. Họ sống chung một mái nhà có khoảng thời gian tiếp xúc gần gũi với nhau nhiều. Họ là những người hiểu nhau nhất nhưng đồng thời rất nhiều gia đình có những chuyện xích mích dẫn tới lời qua tiếng lại. Nếu như cả hai người đều là những người nóng tính không ai chịu nhường nhịn ai thì chắc chắn khi xảy ra bất đồng quan điểm thì sẽ dẫn tới những cuộc cãi vã nảy lửa và không đem đến kết quả tốt đẹp. Người phụ nữ vốn là hiện thân của sự dịu dàng và là người giữ lửa cho gia đình. Cách cư xử khôn khéo chính là khi chồng giận thì vợ bớt lời còn khi vợ cáu gắt thì người chồng phải biết động viên an ủi và chia sẻ cùng với vợ, có như vậy thì gia đình mới êm ấm. Ông cha ta có câu: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Đó chính là cái “lành” mà mọi người sẽ nhận được.

Ở những mối quan hệ xa hơn ví dụ như bạn bè đồng nghiệp thì điều này cũng rất cần thiết. Bạn bè là những người cho chúng ta những lời khuyên và sự chia sẻ, đồng cảm. Tuy nhiên không có mối quan hệ nào là êm đẹp từ đầu đến cuối mà chắc chắn sẽ có những hiểu lầm những ý kiến trái chiều nhau về một việc gì đấy hay những xung đột trong những tình huống nào đó. Chính vì thế cách cư xử “một điều nhịn” này càng thêm quan trọng. Nếu chúng ta không quá đề cao cái tôi cá nhân và biết lắng nghe những ý kiến của bạn bè đồng nghiệp, giữ thái độ hòa nhã khi đối thoại thì chắc chắn chúng ta sẽ được lòng mọi người. Khi chúng ta cần sự giúp đỡ hay những lời khuyên thì chắc chắn họ sẽ sẵn lòng chia sẻ với chúng ta. Ngược lại với cách cư xử cứng nhắc, quá đề cao cái tôi của mình, khi đối thoại thiếu sự hòa nhã thì chúng ta sẽ không để lại ấn tượng tốt với mọi người và mọi người cũng sẽ sẽ hạn chế chia sẻ với chúng ta.

Ngày nay trong công việc chúng ta thường phải cùng một nhóm người để làm việc chung nào đó. Nếu mỗi cá nhân đều ý thức về cách cư xử của mình tránh sự đối đầu trực tiếp và khéo léo trong cách đối thoại thì sức mạnh tập thể sẽ càng được tăng cao. Thêm vào đó là việc thực hiện mục đích chung sẽ trở nên dễ dàng thực hiện hơn. Bởi chúng ta biết rằng trong một tập thể thì chắc hẳn sẽ có những ý kiến trái chiều nhau và nếu như không khéo léo thì khi xin ý kiến sẽ không đi đến sự đàm phán thuận lợi. Thậm chí là nội bộ nhóm bị chia rẽ và không thể hoàn thành được công việc đã giao.

Tuy nhiên ở đây không có nghĩa là thể hiện thái độ bàng quang vô cảm trước những vấn đề bức xúc của xã hội. Chúng ta phải nhận thức được đâu là bạn đâu là thù và có cách cư xử cho đúng đắn để đạt được mục đích của mình. Đó mới chính là thể hiện sự hiểu biết cũng như sự khôn ngoan của chúng ta.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Gia Đình

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức