Kể về một việc làm tốt của bạn em

Kể về một việc làm tốt của bạn em

Mẫu 1

Nhân dịp kỉ niệm 130 năm ngày sinh nhật Bác, trường em đã phát động phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Do đó, ai cũng hăng hái học tập và tham gia các hoạt động của trường. Và trong một lần tham gia sinh hoạt đội, Hoàng đã làm được một việc tốt được thầy cô khen ngợi đó là nhặt được chiếc ví của người mất và đã trả lại cho họ.

Vào chiều thứ 6 tuần qua, toàn trường tổ chức sinh hoạt đội để nghe các bác cựu chiến binh kể chuyện về Bác Hồ. Đúng 4 giờ 30 phút, một hồi trống trường vang lên, tất cả các bạn học sinh từ các lớp đổ ra tập trung vào sân trường. Hoàng và Hải cũng vội vàng cất sách vở vào cặp và ra tập trung. Đang vội vã chạy, bỗng Hoàng thấy một chiếc ví nằm ở dưới đất ngay bồn hoa của lớp mình. Hoàng vội cầm lên giở ra thì thấy trong ví có một khoản tiền kha khá và một chiếc thẻ ngân hàng có ghi tên Trịnh Bá Quân. Hoàng chạy lại nói với Hải:

-Tớ vừa nhặt được chiếc ví trong đó có nhiều tiền lắm.

Hải vừa ngạc nhiên vừa hí hửng nói:

-Thích nhỉ, thế tý về phải khao tớ ăn kem đấy.

Hoàng vừa suy nghĩ vừa nói:

- Không được, tớ nghĩ tớ phải tìm cách trả lại cho người mất. Vì chắc giờ họ cũng đang buồn lắm đấy.

Hải bĩu môi:

- Ôi giời ôi, bao nhiêu là người biết là của ai. Mình nhặt được thì mình dùng sao đâu, có phải mình ăn cắp đâu mà sợ.
Đang bàn cãi thì tiếng loa cô phụ trách đội vang lên thúc dục các bạn khẩn trương vào vị trí. Bỏ qua chuyện chiếc ví, Hải và Hoàng chạy vội vào hàng của lớp mình.

Trước khi bước vào buổi sinh hoạt, cô phụ trách đội có thông báo với toàn trường, bác Trịnh Bá Quân cựu chiến binh của phường là khách mời hôm nay của trường không may đánh rơi một chiếc ví. Ai có nhặt được thì cho bác Quân xin lại.

Cô vừa dứt lời, Hoàng vội vàng đứng dậy và tiến thẳng lên chỗ phía cô và nói:

- Thưa cô, lúc nãy ra tập trung, em có nhặt được chiếc ví ở ngay bồn hoa lớp em. Em xin gửi lại cô nhờ cô gửi lại cho bác Quân ạ!

Cả trường đồng thanh vỗ tay, bác Quân cũng tiến lại gần xoa đầu Hoàng và không quên gửi lời cảm ơn đến Hoàng. Hoàng quay trở lại chỗ ngồi với một một nụ cười tươi trên môi.

Qua câu chuyện trên, em thấy Hoàng là một học sinh rất ngoan, vâng lời thầy cô và bố mẹ. Nhặt được của rơi, Hoàng tìm cách trả lại cho người mất chứ không giữ cho riêng mình. Hoàng xứng đáng là một tấm gương sáng để các bạn noi theo, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.

Mẫu 2

Hôm qua là ngày đến phiên Nam làm trực nhật. Nhưng Nam đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà Nam không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Bởi Nam đã làm được một việc làm tốt, giúp đỡ cụ già mà Nam gặp trên đường.

Hôm qua, do ảnh hưởng của dãy áp thấp nên trời mưa dầm dề suốt cả ngày. Nam vẫn phải thức dậy lọ mọ chuẩn bị đồ đến lớp làm trực nhật. Nam mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chân thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi, ổ gà sũng nước. Chợt Nam nhìn thấy từ xa một cụ đã cao tuổi, vất vả chống chiếc gậy mò mẫm từng bước đi trong mưa. Nam vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:

- Bà ơi, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?

Bà cụ ngước lên, tay lau nước mưa nhìn Nam, móm mém cười:

- À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm, chồng đi công tác xa, nhà chỉ có mỗi hai mẹ con. Bà lo quá nên sang xem sao.

Nam vừa ngoảnh lại nhìn con đường đi sang làng bên vừa suy nghĩ. Đường đi còn xa và khó khăn quá, nếu để cụ đi một mình nhỡ có chuyện gì thì sao? Nhưng nếu mình đưa cụ đi ai sẽ làm trực nhật cho mình, nếu thế cô giáo sẽ phạt mình. Nhưng lúc đó, Nam lại nghĩ đến câu nói của mẹ, khi mình làm được việc tốt mình sẽ cảm thấy vui. Thế rồi, không cần suy nghĩ, Nam nhoẻn cười và nói với cụ:

- Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!
Bà cụ mừng rỡ:

- Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.

Thế là Nam dìu bà đi từ từ sang bên làng bên. Trên đường đi, bà vừa đi vừa hỏi thăm Nam, vừa kể chuyện về người con gái của bà. Đi chừng hơn 30 phút, Nam đã đưa cụ tới nhà của cô con gái. Nam lễ phép chào cụ và đi tới trường.
Nhìn đồng hồ Nam vừa lẩm bẩm: Lần này thì xong rồi, cô giáo sẽ phạt mình vì tội không làm vệ sinh rồi còn đi muộn nữa. Càng nghĩ, Nam càng đi nhanh hơn. Nhưng trống đã điểm vào lớp, Nam vừa đến cửa lớp, chưa kịp xin, cô giáo đã lên tiếng:

- Nam hôm nay em không những không làm vệ sinh mà còn đến muộn hơn 30 phút. Cô phạt em lên phòng bảo vệ viết bản tường trình xong về nộp cho cô.

Nét mặt đang vui tươi lúc nãy bỗng chùng xuống, Nam xin phép cô rồi đi viết bản tường trình. Trong đó, Nam có nêu rõ nguyên nhân mình không làm vệ sinh và còn đi học muộn. Sau đó, Nam quay về lớp nộp cho cô giáo. Đọc bản tường trình, nét mặt cô giáo cũng thay đổi. Cô tiến lại gần Nam và nói:

- Cô xin lỗi, em không đáng bị phạt mà em xứng đáng được khen ngợi. Em vào lớp đi.

Nam cảm ơn cô và đi vào chỗ ngồi.

Cả lớp đang hoang mang không biết chuyện gì. Cô giáo mới kể lại câu chuyện của Nam. Không nói gì, mọi người nhìn nhau vỗ tay tán thưởng Nam. Nét mặt Nam lại vui vẻ như trước.

Qua câu chuyện trên em thấy, Nam là một bạn học sinh ngoan ngoãn, biết giúp đỡ người lớn tuổi. Bạn xứng đáng được thầy cô và các bạn khen ngợi và là tấm gương sáng để mọi người noi theo.

click xem QC cảm ơn!

Bài đăng

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Thuyết Trình Về Gia Đình

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức