Bình giảng bài thơ Tảo giải của Hồ Chí Minh


Bình giảng bài thơ Tảo giải của Hồ Chí Minh

Bài làm

    “Ngục trung nhật kí” là tập thơ được chủ tịch Hồ Chí Minh làm khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt ở Quảng Tây (Trung Quốc) và bị giam cầm hơn một năm. Trong một năm ấy, Người bị giải đi giải lại không biết bao nhiêu nhà lao ở Quảng Tây. “Tảo giải” là một trong những bài thơ kí sự ghi lại những sự việc ấy.

    Bài thơ được người viết vào một đêm cuối tháng 9 năm 1942, đây là thời điểm Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt chuyển từ nhà lao Long An sang Đồng Chinh. Bài thơ gồm hai phần một và hai, là bài thứ 42 và 43 trong tập thơ “nhật kí trong tù”. Cả bài thơ nêu bật lên được quá trình của người bị chuyển lao liên tục với âm mưu không cho người tiếp xúc lâu với cách mạng, với chiến sĩ ở đây, đồng thời để làm nản ý chí của người. Tuy tác giả bị đầy ải, gian khổ, vất vả nhưng cả bài thơ đều toát lên sự mạnh mẽ, phóng khoáng và một niềm tin lạc quan vào cuộc sống của Người.

Gà gáy một lần đêm chửa tan

Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn

Hai câu thơ đầu mở ra bằng một không gian và thời gian, đó là một đêm vào mùa thu với tiếng của gà gáy, ánh sáng của trăng trên một ngọn núi và nhìn về con đường xa, một cảnh đêm vắng vẻ, nhưng với Bác điều đó không làm cho người cảm thấy buồn, vì Bác là người yêu thiên nhiên, luôn muốn hòa nhập cùng với chúng. Câu thơ dần dần trở nên có hồn, khi Bác được hòa quyện với thiên nhiên, giữa thời tiết khắc nghiệt của thời tiết giá rét, lạnh buốt nhưng vào ánh sáng của trăng lòng người cảm thấy ấm hơn.

Người đi xa đã ở trên đường xa

Nghênh diện thu phong trận trận hàn

Câu thơ nói về hành trình chuyển lao của nhà thơ, dù gian khổ, vất vả nhưng lúc nào cũng ngẩng cao đầu, chủ động, cố gắng vượt lên hoàn cảnh, không cho phép mình gục ngã, người tìm đến thiên nhiên không phải để trốn tránh mà người muốn tâm phải tĩnh để không bị phân tâm.

Cả bốn câu thơ như dựng lại cuộc giải lao khi còn chưa sáng: chỉ có mỗi tiếng gà gáy, một ánh trăng duy nhất từ chùm sao, ánh trăng dọi xuống và một người tù trên đất khách quê người, không ai quen biết, không ai giúp đỡ, nhưng người chưa bao giờ thấy mình cô đơn, bất hạnh, khốn khổ, bởi mục tiêu mà người hướng tới sẽ còn gặp phải muôn phần gian khổ hơn thế này nhiều, bản lĩnh của một người chiến sĩ được tôi luyện qua hàng chục năm bôn ba và tìm ra con đường giải phóng dân tộc còn gian truân và nguy hiểm hơn như thế này, khó khăn, vất vả chỉ làm cho Bác thêm quyết tâm hơn mà thôi.

Khổ thứ hai của bài thơ lại vẽ ra một bức tranh tuyệt đẹp nơi chân trời rạng đông, ở đây đã khác so với khổ thứ nhất rất nhiều, khác với sự lạnh lẽo của khổ thơ đầu, thì khổ thơ này tràn ngập sức sống ngay câu đầu

“Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,

Bóng tối đêm tàn, quét sạch không”

Từ “màu trắng” của sự u buồn và lạnh lẽo, tác giả chuyển ngay sang “màu hồng” chúng ta thấy được sự mới mẻ và ấm áp, màu hồng của bình minh quét sách bóng tối u ám của ban đêm, màu đen tối tăm đã phải nhường chỗ cho màu hồng tươi mới và ấm áp của đất trời đã chuyển vào tâm trạng của chính con người.

“Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,

Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng”

“Hơi ấm hao la trùm vũ trụ” nghĩa là hơi ấm trùm lên khắp không gian và tỏa ấm lòng người. Bác hòa tâm hồn mình vào vũ trụ, vào không gian bao la tươi đẹp. “Nóng” ở đây là cái không khí nồng ấm của cả bài thơ hay, còn là cái nồng nàn của tâm hồn lớn Hồ Chí Minh. Thơ văn Bác thể hiện con người của Bác, thể hiện tâm hồn của Bác. Cái sự ấm nóng mà tác giả muốn đề cập ở đây không chỉ có màu hồng của bình minh, của thiên nhiên, đất trời mà màu hồng của con tim luôn hướng vào cách mạng, nguyện hy sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc, nhưng bây giờ chưa phải là lúc. Rõ ràng đây là bài thơ “giải đi sớm” là cuộc chuyền lao vất vả và khắc nghiệt nhưng từ đầu bài đến cuối ta chưa thấy một lời nào than vãn mà ngược lại ta lại thấy một tâm hồn cao quý, yêu thiên nhiên, không ngại gian khổ, dám đứng lên đấu tranh để cứu lấy xã tắc, nước nhà.

   Bài thơ nói lên ý chí quật cường, hiên ngang, không sợ gian khổ, luôn tin yêu cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thể hiện lòng yêu nước của những người lính, người đồng chí, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích chung.


Xem thêm nhiều video's trên kênh YouTube Soạn bài cho con

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Gia Đình

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức